Trong số các bệnh sốt, sốt xuất huyết được xem là bệnh nguy hiểm nhất. Căn bệnh do vi rút xuất huyết gây nên. Đối tượng lây nhiễm bệnh này chính là muỗi vằn. Nó hút máu từ người có bệnh, mang theo vi rút xuất huyết. Rồi khi nó hút máu của người thường, vi rút đó sẽ theo ống hút của muỗi truyền vào cơ thể. Bệnh sẽ được ủ từ khoảng 3 đến 5 ngày. Đến khi vi rút xuất huyết đủ lớn, nó sẽ gây sốt ở người. Bệnh thường xảy ra với người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch còn yếu. Điển hình là trẻ em. Nhất là những đứa trẻ sống gần khu vực bụi rậm, vệ sinh môi trường kém chất lượng,…

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam – bà Lê Thị Hải đã chia sẻ về thông tin này. Theo đó, người mắc bệnh sốt xuất huyết thường sốt nhiều lần trong ngày. Sốt cao đột ngột vào nửa đêm hoặc chiều tà. Tinh thần luôn luôn mệt mỏi và chán ăn. Biến chứng kinh khủng nhất của bệnh là khi trên da có dấu hiệu xuất huyết. Những chấm màu đỏ đậm hình thành dần trên da. Nó báo hiệu bệnh đã chuyển biến mạnh.

Ăn uống như thế nào khi bị sốt xuất huyết

Đối với người bệnh

Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, miệng đắng, nhất là trẻ con. Các món nên ưu tiên là cháo, súp, vừa giàu dinh dưỡng lại dễ ăn và dễ hấp thu, uống thêm sữa để tăng cường dinh dưỡng. Không nên ăn cơm hoặc thức ăn cứng phải nhai nhiều, khó nuốt. Bổ sung món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm như thịt bò, gà…

sot-xuat-huyet-3

Trẻ bị sốt xuất huyết đang giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho ăn dồn dập.

Khi khỏi bệnh

Khi khỏi bệnh, nên tuân theo chế độ ăn như ngày thường. Tùy theo độ tuổi để tăng cường chất, tránh tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Các món ăn lúc này ưu tiên giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất… Có thể nấu cháo cà rốt, thịt gà, uống nước cam, quýt, sinh tố… giúp trẻ tăng cường sức khỏe.

Sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để trị bệnh nên các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ nên hạn chế cho người bệnh ăn.

Thực phẩm cay, nóng

Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt … thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh năng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

sot-xuat-huyet-3

Đồ ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh bênh nhân lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, caffe và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh