Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 10 bệnh nhân đột quỵ thì có 8 người bị biến chứng do tăng huyết áp. Điều này cho thấy huyết áp cao là thủ phạm chính gây ra các biến chứng về não. Tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận của con người. Thậm chí gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện và cấp cứu. Hãy cùng RCC tìm hiểu nhé !

Nguyên nhân chính của đột quỵ là do huyết áp cao

Huyết áp tăng cao là sự giãn nở của thành mạch máu do áp lực máu tăng cao liên tục và gây ra những tổn thương ở một mức độ nhất định. Tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, huyết áp tăng đột ngột có thể gây vỡ mạch, dẫn đến vỡ mạch máu não. Nếu tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ sửa chữa vết thương và hình thành cục máu đông. Đi lên trên làm hẹp lòng mạch, cản trở máu đến nuôi dưỡng tế bào não, gây đột quỵ.

Cách phòng tránh đột quỵ trên nền bệnh huyết áp cao

Nhóm nguy cơ cao tăng huyết áp

Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp bao gồm:

– Người có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp, huyết áp từ 35 tuổi trở lên.

– Đối tượng thừa cân hoặc béo phì

– Người ăn quá nhiều muối, người uống quá nhiều rượu.

– Phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc phụ nữ có thai.

– Người không vận động nhiều.

Tất cả những đối tượng này cần chú ý kiểm tra huyết áp thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp.

Làm sao để kiểm soát tốt huyết áp – tránh nguy cơ đột quỵ?

Việc quan trọng nhất trong xử lý cao huyết áp là cần kiểm soát huyết áp ổn định ở ngưỡng cho phép. Và hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông. Theo khuyến cáo, nếu người bệnh hạ huyết áp được 5mmHg thì sẽ giảm được 10% nguy cơ đột quỵ.

Kiểm soát tốt huyết áp là một trong những phương pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Vì vậy, kiểm soát huyết áp cao có thể giúp phòng ngừa những sự cố nguy hiểm. Có nhiều cách để phòng chống bệnh cao huyết áp nhưng nhìn chung lại cần phải thực hiện các biện pháp có lợi cho sức khỏe như:

– Tránh những tác nhân xấu gây ra bệnh tật, đặc biệt là những bệnh huyết áp như: Ăn  quá mặn, sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, chất kích thích, tinh thần căng thẳng thường xuyên,…

– Phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu để việc khắc phục có hiệu quả hơn. Thường xuyên đo huyết áp, thăm khám tổng quát định kỳ.

– Tránh những biến chứng xấu khi người bệnh đã ở giai đoạn cao huyết áp cấp độ 3. Uống thuốc khống chế huyết áp đầy đủ, đúng liều, không bỏ thuốc khi huyết áp có dấu hiệu bình thường hơn.

– Ăn nhiều trái cây và rau, sử dụng các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít béo.

– Thường xuyên vận động.

– Hạn chế bia, rượu, đồ uống có cồn.

– Theo sát các chỉ số huyết áp của mình và nỗ lực để duy trì hoặc đạt đến mức huyết áp tốt nhất.

Sử dụng các thực phẩm thiên nhiên để tránh đột quỵ

Để bệnh cao huyết áp được thuyên giảm, cơ thể mạnh khỏe từ bên trong. Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp và cải thiện tình trạng cao huyết áp. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên.

Đặc biệt là các sản phẩm có công dụng tăng sức dẻo dai của thành mạch, giảm ứ huyết, ứ trệ tuần hoàn, ổn định huyết áp. Ngoài ra, người bệnh nên chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng. Ngoài ra hãy tham khảo các thông tin khác về sức khoẻ tại RCC nhé !

 

Trích nguồn: Sức khoẻ đời sống

Tuyết Anh