Ở Việt Nam, các cấp học tiểu học đều bắt đầu vào buổi sáng. Những nhà có con học lớp 1, lớp 2, 6 giờ sáng đã phải thức dậy để chuẩn bị cho con em đến trường. Việc cho bé ăn sáng nhanh chóng để đi học quả là rất mệt. Mới sáng sớm, bé thường chưa muốn ăn ngay và ăn nhanh. Do đó, để bé ăn ngoan hơn, các mẹ cần hình thành thói quen ăn sáng đúng cách. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên kết giữa thói quen ăn sáng với hiệu quả của việc học hành ở trẻ. Theo đó, bé ăn sáng đủ chất, thoải mái, ngon miệng sẽ học hành ngoan hơn. Não bộ của bé sẽ phát triển tốt hơn để tiếp thu kiến thức từ thầy cô.

Những sai lầm của cha mẹ khi cho con ăn sáng

Nhiêu cha mẹ bữa sáng cứ thấy con thích gì là cho ăn nấy. Mục đích là để các con ăn mau, ăn ngon hơn rồi ngoan ngoãn đi học. Có gia đình buổi sáng cho bé ăn gà rán, gà nướng, khoai tây chiên,… Điều này chỉ nên diễn ra vài lần trong tháng. Còn lại nếu nhiều quá thì sẽ có hại cho bé.

thoi-quen-an-sang-2

Nguyên Giám đốc tổ chức Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh – bác sĩ Đỗ Thị Ngọc cho biết, những bữa sáng thiếu chất bột đường chuyển hóa chậm, ít rau xanh, nhiều thịt, dầu mỡ dễ khiến trẻ (nhất là độ tuổi 6-12) dễ bị thừa cân, béo phì. Nhưng cơ thể lại không đủ chất. Một số phụ huynh chuẩn bị cho con ăn qua loa, đơn điệu. Họ không bố trí đủ thời gian để trẻ có bữa ăn sáng lành mạnh và phù hợp sinh lý.

Nhiều học sinh trước và thậm chí ngay khi đến trường chỉ uống một ly sữa, một miếng bánh. Không hiếm trường hợp các em ăn sáng chỉ toàn chất bột đường như mì gói, xôi. Trong khi đó, có em lại được cha mẹ cho tiền để đến giờ nghỉ mới mua những món ăn nhanh và vội vàng “ăn sáng” vào giữa buổi. Ăn sáng trễ giờ sẽ làm ảnh hưởng đến chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Thiếu năng lượng từ đầu buổi sáng thường khiến trẻ giảm tập trung chú ý.

Hiệu quả của thói quen ăn sáng khoa học ở trẻ em

Các thói quen này có thể gây ảnh hưởng sức khỏe trẻ. Bởi bữa sáng cung cấp 20-30% năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, bữa sáng còn giúp giữ cân nặng ở mức hợp lý. Bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động não bộ, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ các bệnh mạn tính.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, bữa sáng cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng: nhóm bột đường (phở, bún, nui, xôi, cơm tấm, bánh mì, bột ngũ cốc, yến mạch…), nhóm chất đạm (thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cá, trứng, nấm….), nhóm rau (cà chua, dưa leo, xà lách…), sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, bơ, phô mai,…). Phụ huynh nên cho trẻ ăn cả rau và trái cây với các loại dễ chế biến, dễ ăn như cà chua, dưa leo, rau xà lách, cà rốt, trái bơ, táo, lê. Tùy theo độ tuổi, trẻ cần được dùng thêm sữa, sữa chua, bơ, phô mai để cung cấp chất đạm, vitamin và nhiều chất khoáng tốt cho xương.

Ngoài chú trọng dinh dưỡng và bữa sáng, để trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lượng cho một ngày học tập, bác sĩ Ngọc Diệp nhấn mạnh cha mẹ nên quan tâm đến việc vận động của trẻ. Vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt về tầm vóc, thể lực với khối cơ, khối xương chắc khỏe, tăng chiều cao nhanh, sở hữu sức bền và khả năng miễn dịch tốt.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh