Siêu âm

Siêu âm là biện pháp phổ biến hiện nay, giúp chị em phụ nữ nắm rõ tình trạng thai nhi và có chế độ kiểm soát sức khoẻ hợp lý. Có chị em nào thắc mắc thời gian siêu âm thích hợp là khi nào không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Mẹ bầu có thai bao lâu thì siêu âm được?

Phụ nữ mang thai

Theo bác sĩ, thì từ 5-6 tuần của thai kỳ- thời điểm vàng để mẹ bầu có thể tiến hành siêu âm thai. Vì lúc này thai nhi đã ổn định và phát triển trong tử cung của mẹ. Không nên nóng vội tiến hành sớm hơn vì sẽ rất khó nhìn thấy kết quả do phôi còn nhỏ. 

Siêu âm sẽ giúp mẹ bầu biết được tình trạng thai nhi. Như là: thai nhi nằm đúng vị trí, đánh giá về tử cung và phần phụ. Bằng cách thông qua quan sát thành bụng, dò đầu âm đạo.Thông qua hình ảnh thai nhi, bác sĩ sẽ nhìn thấy túi thai trong buồng tử cung. 

Tầm quan trọng của việc siêu âm thai lần đầu

Siêu âm thai là việc rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là bé đầu tiên. Nhờ đó, bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe  của mẹ.

Đồng thời cũng đánh giá được tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt. Biểu hiện vòng sáng xung quanh túi thai; có hiện tượng bóc tách túi thai hay không; vị trí túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay vị trí thấp.

Các cột mốc mẹ cần nhớ “nằm lòng”

Theo bác sĩ, thai kỳ mẹ bầu cần kiểm tra ít nhất 3 lần, cứ mỗi 3 tháng 1 lần. Không có khuyến cáo tối đa cho những lần siêu âm. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, không gặp vấn đề bất thường nào không cần thực hiện việc này quá nhiều. Chỉ những mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai,… mới cần siêu âm nhiều và theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Siêu âm

Mẹ bầu cần thuộc lòng các mốc quan trọng:

Giai đoạn tuần 12-14 của thai kỳ

  • Không chỉ cho mẹ bầu biết chính xác tuổi thai, siêu âm trong giai đoạn này còn giúp kiểm tra độ mờ da gáy; dự đoán nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể. Lần siêu âm này rất quan trọng, bởi nếu qua giai đoạn này, chất lỏng dư thừa sẽ được hấp thụ. Kết quả độ mờ da gáy sẽ không còn ý nghĩa.

Từ tuần 21 đến 24

  • Đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển. Thông qua siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy hộp sọ, cột sống, tim, phổi và tay chân của bé cưng. Ngoài ra cũng giúp bác sĩ phát hiện các dị tật bất thường. Ví dụ như sứt môi, hở hàm ếch hoặc cơ quan nội tạng dị dạng…

Tuần thai 30-32

  • Những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim hoặc não bộ có thể được phát hiện nhờ siêu âm trong giai đoạn này. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng nước ối, vị trí nhau thai cũng như khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của dây rốn…

Chúc các mẹ bầu có thêm những kiến thức hữu ích thông qua bài viết này. 

Nguồn: suckhoephunu.info

Nguyễn Nhung