Vào những lúc trời lạnh hoặc chuyển mùa, những người làm việc khuya dễ tăng nguy cơ bị liệt mặt, biến dạng miệng. Bệnh có thể khỏi nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm rất dễ để lại di chứng. Đặc biệt là mất thẩm mỹ. Hãy cùng RCC tìm hiểu nhé !

Dấu hiệu dễ nhận biết

Liệt mặt và biến dạng miệng thường xảy ra đột ngột, bệnh nhân khó cười nói, đánh răng, súc miệng, nước tràn ra một bên miệng. Dễ thấy nhất là khuôn mặt quá cân đối: liệt trông như mặt nạ, các nếp nhăn tự nhiên (như nếp nhăn rãnh mũi má) bị mờ hoặc biến mất, nhân miệng méo sang bên lành. Sự mất cân bằng này càng rõ nét khi bệnh nhân thực hiện một số hành động chủ động; chẳng hạn như khi cười lệch sang bên lành.
Đặc biệt, do liệt làm cho lông mi khép lại; đồng thời nhãn cầu bị đẩy lên để lộ một phần lòng trắng nên sẽ không làm liệt mắt. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác ít gặp hơn như tê một bên mặt. Mmất cảm giác miệng ở 2/3 trước của lưỡi, khô mắt do thiếu tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt dẫn đến chảy nước mắt. Nhất là trong bữa ăn hoặc Ngay sau bữa ăn.

Dấu hiệu dễ nhận biết

Hầu hết các trường hợp thường biến mất sau khoảng 1-3 tháng điều trị. Nếu để lâu sẽ để lại nhiều biến chứng và di chứng như loét giác mạc (do nhắm mắt dễ bị bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng); co giật cơ mặt (do thần kinh chưa hồi phục) hoặc co cứng cơ mặt (do Do dây thần kinh bị thoái hóa).

Dấu hiệu điển hình như liệt mặt, biến dạng miệng.

Nguyên nhân gây liệt mặt

Nguyên nhân thường gặp nhất là do lạnh (chiếm trên 80%) dẫn tới co thắt mạch nuôi dây thần kinh VII. Gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope.

Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi bệnh nhân gặp lạnh. Đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh: ban đêm ngủ nằm điều hòa lạnh, có gió lùa; sau khi tắm vào phòng điều hòa lạnh, ngồi trên xe ô tô, xe bus mở điều hòa lạnh; tắm nước lạnh sau khi vận động ra mồ hôi,…

Trước đây, bệnh thường xảy ra vào mùa thu-đông và đông-xuân do thời tiết nhiều gió lạnh và hay thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ quá phổ biến, bệnh gặp nhiều hơn vào mùa nóng.

Đối tượng dễ mắc bệnh là những người có thể trạng yếu, ít tập luyện thể dục; những người hay sử dụng rượu bia, đi sớm về khuya. Ngoài ra những người có tiền sử huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hay thức khuya cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị thế nào?

Khi liệt mặt do lạnh hay không xác định được nguyên nhân. Điều trị bằng Y học hiện đại sẽ sử dụng corticoid liều cao kết hợp với các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh; vtamin B kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu như chiếu đèn hồng ngoại.

Các phương pháp Y học cổ truyền đã được sử dụng từ lâu đời và chứng minh được hiệu quả và an toàn khi điều trị liệt mặt ngoại biên.

Hiện nay, các phương pháp được áp dụng phổ biến bao gồm: Điện châm; Cứu ngải; Xoa bóp bấm huyệt; Thủy châm, laser châm; Cấy chỉ… và uống thuốc Y học cổ truyền phù hợp với thể trạng từng bệnh nhân.

Thực tế lâm sàng cho thấy hiệu quả điều trị tăng lên khi kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp điều trị. Đặc biệt điều trị càng sớm hiệu quả đạt được càng cao và rút ngắn được thời gian điều trị. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và hợp lý.

Trích nguồn: Sức khoẻ đời sống

Tuyết Anh