Vào mùa hè, nắng nóng kéo dài và sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể trở nên mỏi mệt, nhất là đối với người cao tuổi. Để cải thiện sức khỏe cho người, phòng chống các bệnh cho người cao tuổi, dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Thay đổi về sinh lý cũng như sự giảm cường độ, mức độ vận động của người cao tuổi thì nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của người cao tuổi cũng thay đổi. Nhu cầu ở người 60 tuổi (2.000 kcal), ở người trên 70 tuổi (1.870 kcal) thấp hơn so với người 25 tuổi (2.200 kcal). Thế nên, việc giảm lượng dinh dưỡng tiêu thụ cung cấp mỗi ngày; để giữ mức cân nặng ổn định. Nếu không điều chỉnh phù hợp, sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như đái tháo đường, cao huyết áp…

Cắt giảm thịt, chất béo và muối trong khẩu phần ăn

Nhu cầu protein của người cao tuổi sẽ cao hơn với người trưởng thành. Thế nên, hạn chế sử dụng các thức ăn như thịt mỡ, thịt đỏ… thay vào đó là: cá, tôm, cua…

Các protein thực vật như đậu đỗ, vừng lạc, đậu phụ…có nhiều chất xơ giúp thải lượng cholesterol. Giảm ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc. Không nên sử dụng các thức ăn nướng, chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần; và ăn thêm sữa chua (dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa); uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng; từ 1-2 cốc mỗi ngày.

Về chất béo, nhu cầu khoảng 50g/người/ngày, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật; tỷ lệ chất béo thực vật chiếm 35% tổng lượng chất béo. Dầu thực vật tốt với người có tăng huyết áp; không có cholesterol và ít acid béo bão hòa (dưới 40%) hơn mỡ động vật.

Tăng cường thêm đậu, lạc, vừng và cá

Ở NCT, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu chất đạm. Đậu, lạc, vừng và cá có nhiều chất đạm, nhiều chất béo không no; giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. NCT nên ăn nhiều món ăn từ đậu và các sản phẩm chế biến từ đậu; như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ. Ðậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch; đậu phụ còn có tác dụng phòng chống ung thư. Mỗi gia đình nên có một lọ vừng lạc để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày.

Ăn nhiều rau tươi, quả chín

NCT chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như “cái chổi” quét hết các chất bổ béo thừa đẩy ra theo đường tiêu hóa; giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng; đối với NCT là các vitamin và chất khoáng.

Nhu cầu chất xơ 25g/ngày, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol và đường máu; nó tốt với người tiểu đường, tăng huyết áp. NCT thường bị loãng xương và thiếu các vitamin, khoáng chất. Cần ăn các loại rau xanh hoa quả giàu vitamin và khoáng chất; mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh và 100-200g hoa quả.

Uống đủ nước theo nhu cầu

Mùa hè, cơ thể bị mất nước để điều hòa thân nhiệt; nhưng NCT thường uống ít do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ; cảm giác khát bị giảm nên ít có nhu cầu uống nước. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Người trưởng thành cần khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày’ nước được cung cấp từ thức ăn và nước uống; trong đó 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thức ăn.

Lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng bên cạnh chế độ dinh dưỡng

NCT nên sinh điều độ, ăn, ngủ đúng giờ. Để làm chậm quá trình lão hóa và duy trì cân nặng hợp lý; NCT phải có chế độ tập luyện tập thể dục phù hợp hàng ngày. Mỗi buổi sáng vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút; tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn. Ði bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với NCT; có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, và cải thiện tình trạng đau mỏi xương. NCT.

Những người có bệnh tim mạch; tăng huyết áp và các bệnh mạn tính không nên tiếp xúc với thay đổi nhiệt độ đột ngột như: Từ phòng điều hòa ra ngoài, đi ngoài trời nắng về uống nước lạnh; khi đang nóng tắm nước lạnh. Không ra ngoài khi thời tiết nắng nóng; chất lượng không khí xấu.

Đọc thêm nhiều bài viết tại đây.

Nguồn: soyte.hatinh

Phạm Diểm