Tình trạng viêm tai giữa rất thường xuyên xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh này nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề đến sức khỏe. Những biên chứng có thể xảy ra nếu không được chữa trị kịp thời như viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ cũng như làm giảm đi thính lực của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tai giữa có rất nhiều. Tuy nhiên có thể kể đến những nguyên nhân chính như viêm mũi họng, tình trạng viêm xoang cấp, tình trạng viêm amidan hay viêm VA… Ngoài ra cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như do chấn thương, do thoái hóa phần đuối cuốn mũi dưới…
Triệu chứng của viêm tai giữa
Những người bị viêm tai giữa sẽ có những biểu hiện rõ ràng như đau tai, chảy máu mủ trong tai, suy giảm sức khỏe, có hiện tượng ù tai, thính giác giảm..Trường hợp ở trẻ em còn có thể kèm theo những biểu hiện như; chán ăn, khó ngủ, quấy đêm, sốt, tiêu chảy, nôn trớ, chảy nghẹt mũi, ho, vật vã… Nguyên nhân theo y học cổ truyền là do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Lúc đầu là cấp tính, nếu không chữa trị cẩn thận sẽ trở nên mãn tính dễ tái phát. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
Viêm tai giữa cấp
Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can đởm. Người bệnh có triệu chứng: sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng dặc hoặc dính máu, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Dùng một trong các bài:
Bài 1 – Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, ngưu bàng tử, mỗi vị đều 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Nếu tai chảy mủ lẫn máu thì thêm sinh địa 16g, đan bì 12g. Sắc uống.
Bài 2 – Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sinh địa, sa tiền tử, trạch tả, mỗi vị đều 12g, chi tử, đương quy, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Nếu sốt cao, tai chảy mủ đặc có máu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g. Nếu sốt ít, trong tai đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái, thạch xương bồ, thương truật, mỗi vị 6g. Sắc uống.
Viêm tai giữa mạn
Người bệnh có triệu chứng đau tai kéo dài, không sốt là do hư hỏa ở thận. Nếu đau tai kéo dài kèm theo ăn kém, người gầy, tiêu chảy là do tỳ hư thấp nhiệt. Bệnh chia làm 3 thể:
Thể can kinh thấp nhiệt: Người bệnh đau nhức tai, mủ chảy đặc dính, mùi hôi, lượng nhiều. Phép chữa: thanh can lợi thấp. Dùng bài Long đởm tả can thang (giống phần viêm tai giữa cấp).
Thể thận hư hóa viêm: Người bệnh chảy mủ tai thường xuyên, mủ loãng, tai ù nghe kém, hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, mạch tế sác. Phép chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Dùng một trong các bài:
Bài 1 – Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị 8g. Sắc uống hoặc tán bột làm viên, ngày uống 18g, chia 3 lần.
Bài 2 – Đại bổ âm hoàn: hoàng bá, tri mẫu, mỗi vị 12g, thục địa, quy bản, mỗi vị 16g. Sắc uống hoặc làm viên, ngày uống 16g, chia 3 lần. Uống lâu dài.
Tìm hiểu thêm thật nhiều thông tin thú vị khác từ Thông Tin Dinh Dưỡng RCC.
Trích nguồn từ suckhoedoisong
Phạm Hằng