Máu tụ dưới màng cứng là hiện tượng máu đông xuất hiện trong khoang dưới màng cứng, khoang giữa của màng cứng. Máu bị tụ dưới màng cứng thường do chấn thương đầu gây tổn thương các tĩnh mạch vỏ não.

Có một bệnh nhân hiện 72 tuổi, đang phải sử dụng thuốc chống đông điều trị bệnh tim mạch, ông nhập viện với triệu chứng đau đầu liên tục; nhưng ông không bị chấn thương đầu trong vài tháng gần đây. Sau khi được khám và làm các xét nghiệm và có tổn thương ở sọ não; sau khi được chụp cắt lớp đã phát hiện có khối máu tụ lớn và phải tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ. Sau khi phẫu thuật thành cốn thì bệnh nhân đã hết đau đầu, toàn trạng ổn định hoàn toàn.

Đối tượng có nguy cơ cao bị máu tụ dưới màng cứng

máu tụ dưới màng cứng

Ở những người cao tuổi, các mạch ở vỏ não yếu hơn trước khiến nó rất dễ bị tổn thương và gây chảy máu. Càng lớn tuổi thì não bị sẽ teo lại làm tăng lên khoảng cách giữa nhu mô não và sọ; khiến làm căng các mạch máu và nếu lỡ bị chấn thương ở đầu sẽ khiến dễ bị tổn thương và gây chảy máu.

Những người đang điều trị và sử dụng thuốc kháng đông; cũng có nguy cơ làm tăng khả năng bị máu tụ dưới màng cứng ;sau chấn thương đầu do bị rối loạn chức năng đông máu.

Đối với người nghiện rượu, chức năng đông máu thường bị rối loạn; não teo nhanh và sớm hơn bình thường. Thêm vào đó, người nghiện rượu hay bị té ngã; nên dễ bị chấn thương đầu nhiều hơn người bình thường. Do đó người nghiện rượu cũng làm tăng nguy cơ bị tụ máu dưới màng cứng mạn tính.

Cách nhận biết máu tụ dưới màng cứng

Triệu chứng lâm sàng của máu tụ dưới màng cứng mạn tính rất dễ lầm; với các bệnh khác: sa sút trí tuệ (dementia), tai biến mạch máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua. Thường người bệnh quên hẳn chấn thương sọ não ban đầu; vì vậy dễ chẩn đoán lầm. Khởi phát các triệu chứng thường âm ỉ, diễn tiến chậm; và dần dần, lại có những lúc tình trạng khá lên. Triệu chứng sớm thường gặp là nhức đầu, lờ đờ, lú lẫn, dáng đi không vững. Khi máu tụ lớn lên, tình trạng tri giác xấu đi và xuất hiện các dấu hiệu thần kinh khu trú; như yếu nửa người, nói khó. Khi người bệnh hôn mê thì có rối loạn về đồng tử và cử động mắt. Khả năng hồi phục sau mổ liên hệ với tình trạng tri giác lúc chẩn đoán.

Chẩn đoán và điều trị máu tụ dưới màng cứng

máu tụ dưới màng cứng

Nhờ hình ảnh học (CT-scan và MRI), có thể chẩn đoán được máu tụ dưới màng cứng cấp tính; bán cấp tính và mạn tính sớm; vì vậy việc điều trị có cải thiện hơn. Ngoài CT, chẩn đoán còn tùy thuộc chụp mạch máu (angiography); và đồng vị phóng xạ (isotope scanning). Chụp mạch máu cho thấy các mạch máu ở vỏ não tách rời khỏi mặt trong của xương vòm sọ.

Điều trị máu tụ phụ thuộc vào máu tụ là cấp tính hay mạn tính; kích thước của khối máu tụ và các triệu chứng, cụ thể như: Nếu máu tụ nhỏ; máu tụ dưới màng cứng cấp tính không triệu chứng; hoặc triệu chứng không quan trọng thì người bệnh chỉ cần theo dõi. Trường hợp có khối máu tụ; bác sĩ thường khám nhiều lần để đánh giá mức độ tỉnh táo; và để tìm triệu chứng có thể xuất hiện như đau đầu; yếu chân tay,…

Hoặc có thể chụp cắt lớp vi tính sọ não lần đầu để đảm bảo rằng khối máu tụ không tăng kích thước. Khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng mới; và tình trạng ngày càng xấu thì cần phẫu thuật. Phẫu thuật có thể được thực hiện ngay từ đầu nếu có máu tụ dưới màng cứng lớn; có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, yếu chân tay, rối loạn ngôn ngữ.

Phòng máu tụ dưới màng cứng

Người cao tuổi cần phòng bệnh bằng cách đi lại cẩn thận; tránh nguy cơ té ngã gây chấn thương vùng đầu. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông; nên đi khám và làm các xét nghiệm máu kiểm tra định kỳ để kiểm soát việc dùng đúng liều lượng thuốc. Những người nghiện rượu nên tìm phương án trợ giúp ở những trung tâm tư vấn cai rượu; để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và có chất lượng cuộc sống tốt. Người có nguy cơ cao nên đi khám bệnh tại các tuyến bệnh viện có chuyên khoa khi; có những chấn thương về đầu dù nhẹ để có thể được phát hiện kịp thời.

Nguồn: suckhoedoisong

Phạm Diểm