Sữa mẹ là một nguồn dưỡng chất dồi dào giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển toàn diện chức năng của mình. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Là thức ăn chính cho bé vào những tháng đầu đời, sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng như Protein; Lipit; chất đường; vitamin; khoáng chất; yếu tố vi lượng;….Các hoạt chất này giúp trẻ phát triển tốt và hoàn thiện đầy đủ các chức năng sinh lý của mình. Ngoài ra, sữa mẹ sẽ tự điều chỉnh hàm lượng để thích ứng với trẻ trong từng giai đoạn. Vì thế bé uống sữa mẹ sẽ ít bị các bệnh về đường ruột hơn sữa công thức. Đây là lý do nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên nuôi con bằng sữa mẹ. Nhất là ở 6 tháng đầu đời của trẻ nhỏ; giai đoạn bé cần được chăm sóc kỹ lưỡng nhất.

Những lợi ích chính khi nuôi con bằng sữa mẹ:

Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé

Sữa mẹ rất giàu protein; chất béo; vitamin; chứa các chất có lợi cho sự phát triển của bé. Sữa mẹ rất cân đối các chất dinh dưỡng; kể cả số lượng lẫn chất lượng; giúp bé dễ tiêu hóa, ít bị táo bón hơn so với sữa bột thông thường.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ngay sau sinh sẽ giúp con ổn định đường tiêu hóa; cơ thể nhận đủ dưỡng chất, tăng cân, phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt sữa non (sữa lần đầu tiên bé bú) rất giàu protein và các hợp chất có lợi cho bé.

Nuôi con bằng sữa mẹ tăng cường sức đề kháng cho bé

Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non chứa lượng lớn immunoglobulin (IgA) và những kháng thể khác giúp bé chống lại vi khuẩn vi rút gây bệnh ở trẻ.

IgA giúp bé tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách hình thành một lớp bảo vệ bên trong mũi, cổ họng, đường tiêu hóa ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây bệnh.

Ở những trẻ không bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, bú sữa ngoài ngay từ đầu dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn như viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng;…

Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh

Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và trẻ bú trong 12 tháng sẽ cực kỳ tốt, sữa mẹ chứa các kháng thể giúp bé ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc các bệnh như:

– Nhiễm trùng đường hô hấp

– Nhiễm trùng tai

– Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng

– Nhiễm trùng đường ruột

– Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

– Bệnh viêm da dị ứng, chàm, hen suyễn

– Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten): Bệnh gây rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non,…

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa béo phì

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Do trẻ bú sẽ mẹ, mẹ có thể tự nhận thấy bé đã có dấu hiệu no sữa và dừng cho bé bú, không cho bé bú quá nhiều. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc sự tinh ý của mẹ và dấu hiệu trẻ đã no sữa để mẹ nhận biết.

Tăng sự gắn kết giữa mẹ và con

Ngoài những giá trị dinh dưỡng mà sữa mẹ mang lại cho em bé, thì khi bú mẹ trực tiếp (da kề da) là khoảng thời gian thoải mái cho cả mẹ và bé.

Theo Eva

Bảo Vân