Lý do bị dị ứng
Nói chung, có một nhóm các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên): thuốc và hóa chất. Ví dụ, hóa chất dùng trong công nghiệp da và dệt may; thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp; hóa chất dùng trong mỹ phẩm như phấn, son, sáp môi … ô nhiễm từ môi trường như bụi, xăng, áp Động vật chết hỏng. Tiếp theo là các chất gây dị ứng có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như phấn hoa, nhựa cây và lá cây độc. Dị nguyên có nguồn gốc động vật, như độc tố của côn trùng (ong, rắn, bọ cạp, sứa…). Có thể do nhiễm nấm, giun, sán dây và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác.
Người bị bệnh này nên tránh các tác nhân gây bệnh.
Thực phẩm cũng là một nhóm nguyên nhân hay gặp và rất nhiều người bị dị ứng khi uống sữa tươi. Một số loại củ quả, mật ong, nhộng ong, nhộng tằm. Thực phẩm có nguồn gốc thủy – hải sản hay gây ra phản ứng hơn các loại thực phẩm khác. Do hải sản chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”. Khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự.
Biểu hiện như nào?
Dị ứng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể. Hàng đầu là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, ngất. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như: hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản, phù nề thanh môn gây tắc nghẽn hô hấp.
Các biểu hiện đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa. Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp, hôn mê… Các trường hợp tối cấp như: co thắt thanh quản, phù nề thanh môn, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các triệu chứng thông thường
Lời khuyên thầy thuốc
Dự phòng dị ứng bao gồm các biện pháp như khi dùng thuốc. Đặc biệt là thuốc kháng sinh phải chú ý tới tiền sử bệnh của bệnh nhân. Khi dùng các loại hóa mỹ phẩm phải thử vào vùng da cẳng tay trước khi sử dụng. Mang đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với hóa chất, sơn, dầu, thuốc trừ sâu diệt cỏ. Điều trị tốt các bệnh nhiễm nấm, kí sinh trùng.
Với người bị dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm trong đó có thủy – hải sản phải hết sức thận trọng khi ăn uống. Đối với người có cơ địa mẫn cảm. Có thể tới các trung tâm miễn dịch để điều trị giải mẫn cảm (cho bệnh nhân tiếp xúc dần dần với chất gây dị ứng để cơ thể quen và mất đi hiện tượng dị ứng với chất đó). Bên cạnh đó xác định rõ loại chất gây dị ứng để bệnh nhân phòng tránh tiếp xúc.
Trích nguồn: Sức khoẻ đời sống
Tuyết Anh