Mất ngủ là một căn phổ biến rất hay phải gặp phải ở nhiều lứa tuổi khác nhau và tăng dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ của thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì lại xảy ra khá nhiều và đây là một vấn đề đáng quan ngại. Chúng ta đều biết rằng giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đây là thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi và đào thải các chất độc. Do đó, nếu như mắc phải căn bệnh này thì sẽ gây ra những hậu quả về lâu về dài; đặc biệt là những thanh thiếu niên đang trong giai đoạn tuổi ăn tuổi ngủ.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mất ngủ của trẻ ở tuổi dậy thì. Phần lớn là các nguyên nhân chủ quan có thể khắc phục được. Do đó, để giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở trẻ; bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì và các cách để khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì
Học tập, thức khuya, chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý… là những lý do khiến mất ngủ ở tuổi dậy thì.
- Ở độ tuổi dậy thì, việc đi ngủ đủ giấc và thời gian là rất quan trọng. Cần khoảng 8-10 giờ ngủ mỗi đêm để các cơ quan trong cơ thể được bảo trì, nghỉ ngơi và hoạt động vào ban ngày dễ dàng hơn. Tuy vậy, theo một nghiên cứu thì có tới 20% tuổi thanh thiếu niên không có đủ giấc ngủ.
- Do thói quen sử dụng đồ uống, ăn chứa nhiều các chất gây nghiện như bia, rượu, bánh kẹo, thuốc lá trước giờ đi ngủ.
- Đến tuổi dậy thì có xu hướng ngủ nhiều vào ngày cuối tuần. Các bạn trẻ thường thức rất khuya và ngủ muộn vào tối hôm trước đó. Sau đó sẽ ngủ cả buổi vào ngày hôm sau. Những thói quen xấu này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và đồng hồ sinh học của các em.
- Sử dụng điện thoại di động, xem tivi, chơi game, là lý do phổ biến gây bệnh mất ngủ về đêm cho giới trẻ.
- Rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì là lý do của chứng bệnh mất ngủ.
- Do áp lực của việc học tập.
Bí quyết giúp cải thiện chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Khi bị chứng mất ngủ thì rất nhiều người có thói quen ra hiệu thuốc tây để mua thuốc ngủ, thuốc an thần. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì các loại thuốc trị mất ngủ này có chất gây nghiện; tức là sử dụng nhiều thành nghiện; không uống thì không ngủ được. Hậu quả của việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ khiến người dùng luôn có cảm giác buồn ngủ; mệt mỏi; tốc độ phản ứng chậm chạp; giảm khả năng trí tuệ, sự tập trung cao độ trong công việc.
Cần cải thiện chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nếu cảm thấy con mình có vấn đề trong giấc ngủ đêm và khó dậy vào buổi sáng, hãy đưa trẻ tới trung tâm tư vấn hoặc áp dụng cách sau:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đúng giờ.
- Giúp trẻ học cách thư giãn và biết những dấu hiệu nào cho thấy cần đi ngủ ngay. Khuyến khích trẻ tưởng tượng và sáng tạo trong kỹ thuật thư giãn; biết cách xếp các vấn đề lo lắng, cần suy nghĩ sang một bên để có thể ngủ dễ dàng.
- Tắt tất cả các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Không cho trẻ uống các đồ uống chứa cafein vào buồi chiều và tối.
- Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập, đặc biệt là tập ngoài trời vào buổi sáng.
- Mặc dù lứa tuổi thanh thiếu niên thường thích ngủ nướng vào cuối tuần; nhưng không nên để trẻ ngủ quá 2 tiếng so với ngày thường.
- Tạo bình mình cho trẻ bằng cách mở cửa, kéo rèm hoặc bật đèn trước khi trẻ dậy.
- Hãy cảnh báo cho trẻ về nguy hiểm khi đi xe trong tình trạng buồn ngủ.
Xem thêm các bài viết về sức khỏe khác tại đây.
Trích dẫn từ doctors24h.vn
Lê Sơn