Bóng chuyền ngày nay đã trở thành môn thể thao được nhiều người ưa thích. Trong môi trường trường học, bóng chuyền cũng là một học chính đưa vào giảng dạy. Có thể nói bóng chuyền đã trở thành bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi tại nước ta.

Bởi lẽ, bóng chuyền nếu được chơi đều đặn hằng ngày thì đây cũng là một hình thức tập thể dục giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Và kéo theo đó là những phản ứng tích cực dành cho cơ thể như rèn luyện được tốc độ nhanh; sức bậc của cơ thể và tăng thêm chiều cao của người chơi.

Tuy nhiên, bên cạnh việc vui chơi vui vẻ thì có những lúc gặp phải chấn thương cũng khiến bao người đau đầu. Cũng không có gì khó hiểu khi gặp chấn thương với bộ môn thể thao hoạt động liên tục như thế. Do vậy, đôi lúc bạn cũng không thể lường trước những chấn thương sẽ ảnh hưởng đến bản thân mình (chủ yếu là ở tay, vai và chân). Vậy làm thế nào để biết được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh dành người chơi bóng chuyền ? Các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cấn thương ở vai

Nguyên nhân: Tập luyện, khởi động không đúng kĩ thuật, tập luyện quá sức, các động tác đập bóng không đúng kĩ thuật, hoặc một lực tác động mạnh vào

Cách phòng tránh: Luyện tập vừa phải, khởi động đủ và đúng kĩ thuật, quan sát để tránh các vật thể từ xa lao tới

Cách khắc phục: Ngừng chơi ngay, chườm đá trong 15 phút lên vai sau đó kết hợp tập các bài tập kéo dãn các nhóm cơ vùng vai, vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Nếu cơn đau không có dấu hiệu giảm hoặc sưng đỏ bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời khám và chữa trị.

Tìm hiểu về cấn thương ở tay

Nguyên nhân: Khởi động không tốt, lực tác dụng vào tay quá mạnh

Cách phòng tránh: Khởi động đúng và đủ, mang mặc trang phục bảo vệ cánh tay.

Cách khắc phục: Dừng chơi và chườm lạnh tại vị trí bị đau; nên mua băng dán vào khu vực bị chấn thương để phục hồi nhanh hơn, nếu nặng hơn hãy đến bác sĩ để kịp thời chữa trị.

Tìm hiểu về chấn thương ở chân

Nguyên nhân: Do khớp gối hoặc cổ chân bị xoắn quá mạnh khiến chân bạn không có thời gian nghỉ; giày tập luyện không thoải mái, không đủ ma sát khiến dễ bị ngã; sân tập trơn trượt hoặc gồ ghề.

Cách phòng tránh: Khởi động đúng kĩ thuật; tập luyện trên bề mặt đủ ma sát, không gồ ghề; lựa chọn giày tập vừa chân, không rộng, không kích và còn đủ ma sát.

Cách khắc phục: Dừng chơi và di chuyển đến nơi sạch sẽ để cầm máu, sát trùng, không tiếp xúc với nước bẩn, hạn chế vận động mạnh, với vết thương kín có thể chườm đá lạnh để giảm sưng tấy; gặp bác sĩ nếu chấn thương quá lớn.

Tìm hiểu về việc thắt lưng

Nguyên nhân:  Khởi động sai phương pháp, tập luyện quá sức, sai tư thế

Cách phòng tránh: Khởi động đầy đủ và đúng cách, kết hợp nghỉ ngơi, tập luyện

Cách khắc phục: Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động lưng; xoa bóp bằng dầu nóng hoặc dán cao.

Nguồn: Theo aobongchuyen.net

Bích Oanh