Chấn thương khi chơi cầu lông là gì ?

Có lẽ trước khi chơi cầu lông thì bạn cũng ít nhiều biết đền cầu lông là môn thể thao đòi hỏi sự di chuyển nhiều và hoạt động liên tục. Thế nên, khi luyện tập hay trong lúc thi đấu; chấn thương là những điều khó thể nào mà tránh khỏi. Các chấn thương phải kể đến như lật sơ mi cổ chân, bong gân các khớp cổ chân và cổ tay, hay xảy ra tình trạng đau nhứt nhiều ở các nhóm cơ và khớp. Chỉ cần gặp phải một trong những chấn thương ở trên thôi thì cũng đủ để ảnh hưởng lớn đến quá trình chơi cầu lông cũng những hoạt động hằng ngày của bạn rồi. Những việc đau nhứt bạn gặp phải ấy có thể gọi là chấn trương trong khi chơi cầu lông.

Những dạng chấn thương mà người chơi cầu lông nhất định phải biết

Chấn thương các cơ trên cơ thể

Chấn thương cơ vai: Căng, giãn cơ vai, cổ.

Chấn thương bắp tay: Căn giãn cơ bắp tay, chai cơ.

Chấn thương cẳng tay: Căng, giãn cơ cánh tay.

Chấn thương cơ lưng: Căng dây chằng xương sống, đau ở giữ sống lưng.

Chấn thương cơ đùi: Xổ cơ đùi, giãn cơ, văng cơ đùi.

Chấn thương cơ bắp chân: Xổ cơ, giãn cơ, căng cơ bắp chân.

Chấn thương các khớp

Chấn thương khớp vai: Đau khớp vai, cánh tay.

Chấn thương khủy tay: Nhói, viêm khớp ở ở khủy tay.

Chấn thương cổ tay: Bông gân cổ tay

Chân thương đầu gối: Trật khớp gối, căng, giãn dây chằng gối

Chấn thương cổ chân: Bông gân, trật khớp cổ chân, lật sơ mi.

Một số cách giúp người chơi cầu lông phòng tránh được các chấn thương

Bạn nên sử dụng vợt cầu lông phù hợp với bản thân như phù hợp về lối đánh và trình độ để bảo vệ các cơ, khớp ở vai và tay tránh áp lực lớn. Ngoài ra, nên sử dụng vợt chất lượng để mà đảm bảo an toàn khi bạn chơi cầu lông.

Sử dụng giày cầu lông chuyên dụng chất lượng, không dùng đế cao, giày kém chất lượng.

Khởi động, làm nóng tất cả các nhóm cơ thật kỹ, đúng kỹ thuật trước  và xã cơ, giãn cơ sau khi vào sân đánh cầu.

Tùy nhu cầu, trình độ chơi, nên chơi ở thảm cầu lông, sàn, sân cầu lông phẳng không có vật thể nhỏ gây trơn trượt. Không gian chơi đạt tiêu chuẩn, an toàn từ ánh sáng tới độ thông thoáng.

Thực hiện đúng các kỹ thuật trong di chuyển để tránh cơ thể rơi vào tư thế sai gây chấn thương.

Sử dụng dụng cụ, phụ kiện phòng chống chấn thương, bảo vệ thêm như băng cổ chân, vớ băng hỗ trợ cổ chân, bó cổ tay, khủy tay, băng cơ vai, đai lưng.

Luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể tăng sức bền, tăng khả năng hồi phục trong trường hợp gặp chấn thương nhẹ.

Đó là những biện pháp giúp bận hạn chế những tổn thương không đáng có trong khi chơi. Bởi lẽ, trong cuộc sống này thì “Phòng bệnh, hơn chưa bệnh”. Cho nên bạn hãy xây dựng thói quen tốt và áp dụng biện pháp giảm thiểu tổn thương nhé. Đừng vì đam mê nhất thời mà hủy hoại cả chặng đường dài sau này của bản thân bạn. Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

Nguồn: Theo shopvnb.com

Bích Oanh