Tình hình bệnh tay chân miệng ở 2 thành phố TPHCM và Hà Nội đang có số lượng bệnh nhi tăng vọt trong thời gian qua. Diễn biến ngày càng phức tạp khi tình trạng bệnh đang dần trở nặng hơn đối với một số trường hợp.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Bệnh sẽ diễn biến nặng hơn đối với bé dưới 5 tuổi. Tốc độ lây nhiễm của bệnh thường khá nhanh và khó có thể kiểm soát. Nếu như không phát hiện kịp thời một trường hợp bệnh, nhiều bệnh nhi khác cũng sẽ nhanh chóng bị lây nhiễm.

Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều ở các trường mầm non, nhà trẻ. Bởi lẽ đây là nơi tập trung nhiều trẻ nhỏ. Đây là một căn bệnh nguy hiểm. Khi không được kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, hoặc gây tử vong.

Diễn biến bệnh tay chân miệng

Từ đầu năm đến tuần 39, TPHCM ghi nhận 6.358 ca bệnh tay chân miệng. Riêng trong tuần 39, ghi nhận 640 ca bệnh, cao nhất trong tất cả các tuần tính từ đầu năm đến nay. Số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận, huyện, trong đó có 4 quận, huyện ở mức độ cảnh báo. Tại Hà Nội, theo số liệu thống kê từ đầu tháng 7 đến nay; số trẻ đến khám vì bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi T.Ư tăng nhanh liên tục; trong đó có nhiều trường hợp trong tình trạng nặng. TS. Đỗ Thiện Hải, Trưởng Khoa Nội tổng quát; Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết; hiện có 71 trẻ đang điều trị nội trú; phần lớn trong tình trạng nặng.

Ông Hải cho biết hiện tại; mỗi ngày có 15-20 trẻ nhập viện. Nhiều trẻ có dấu hiệu; nhưng không ít bé không rõ dấu hiệu nên phụ huynh không phát hiện được. Đáng nói, có nhiều trẻ bị biến chứng viêm não; viêm màng não; thần kinh. Số ca biến chứng do bệnh tay chân miệng năm nay nhiều hơn so với các năm khác.

Nên đưa trẻ đi khám sớm khi có dấu hiệu bệnh

Bác sĩ khuyến cáo, cần vệ sinh tay chân, không chỉ có trẻ mà cả cha mẹ. Nếu thấy trẻ nổi các nốt ở tay; chân; miệng; phụ huynh cần theo dõi sát; khi thấy bất thường; nên đưa trẻ đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, thời gian ủ bệnh là 3-7 ngày. Khi phát bệnh, sốt là triệu chứng thường gặp đầu tiên và trẻ thường chỉ sốt trong 1-2 ngày đầu.

Khi đó, trẻ cũng có những dấu hiệu rất chung chung; không đặc hiệu; như kém ăn; mệt mỏi và thường than đau họng (nếu trẻ đã biết nói); nhưng chưa có loét. 1-2 ngày sau sốt, trẻ bắt đầu có những vết chấm đỏ trong miệng; dần phát triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Những vết loét này thường xuất hiện ở lưỡi; lợi và vòm hầu; họng; mặt trong má.

Sần da cũng xuất hiện trong thời gian này, với những chấm đỏ, phẳng hoặc gồ lên; và nhiều khi phát triển thành bóng nước, thường phân bố ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, vùng khuỷu tay và đầu gối. Giai đoạn vỡ bóng nước là nghiêm trọng nhất. Các bọng nước ở miệng vỡ ra và gây loét làm cho trẻ rất đau đớn. Phụ huynh phải hết sức kiên trì và bình tĩnh khi trẻ biếng ăn hoặc sợ không dám ăn.

Theo Afamily

Bảo Vân