Mụn trứng cá là một bệnh mãn tính phổ biến của nang lông và tuyến bã nhờn. Trong đó các nang lông sưng lên, tắc nghẽn và bị viêm. Mụn không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng RCC tìm hiểu giải pháp trị mụn trứng cá hiệu quả nhé !

Xác định các loại mụn

Nếu nổi mụn do tăng tiết bã nhờn, mụn có thể biểu hiện thành nhiều loại bệnh, các vết chai nhỏ, sẩn đỏ, sẩn hoặc vết thâm chảy mủ và để lại sẹo khó coi. Mụn trứng cá thường được hình thành sau khi ăn nhiều trái cây ngọt (gồm đường, vải, nhãn, xoài…), và đôi khi mụn sẽ xuất hiện vào đầu chu kỳ kinh nguyệt. Ở lứa tuổi dậy thì thường là mụn đầu đen. Đây là những chồi sừng nhỏ trong lỗ chân lông của tuyến bã nhờn có thể thoát ra ngoài tự nhiên. Ở một số trẻ dậy thì, mụn trứng cá xuất hiện dưới dạng những chấm trắng nhỏ trên má và cằm. Trên thực tế, mụn đầu trắng cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi do tăng nội tiết tố. Ở nam giới, buồng trứng hoặc tuyến thượng thận thường do bệnh buồng trứng đa nang gây ra.
Hậu quả của mụn trứng cá.

Tuy nhiên, mụn có thể do vi khuẩn gây viêm Propionibacterium acnes (P. acnes) và các yếu tố gây viêm khác hình thành nên các hạt mụn. Khi đó, những vết mụn này thường để lại sẹo xấu, sẹo rỗ, một số trường hợp sẹo phát triển quá mức rất khó lành. Đó là loại mụn bọc, mụn trứng cá …

Nguyên nhân của mụn trứng cá

Vi khuẩn gây mụn phổ biến nhất là Propionibacterium acnes (P. acnes). Đây là những vi khuẩn sống trên da và là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Nhiều yếu tố có thể khiến nang lông gây mụn: Yếu tố nội tiết: Nhiều yếu tố nội tiết có thể gây ra sự phát triển của mụn, nguyên nhân chính là do sự gia tăng nồng độ androgen. Khi nồng độ nội tiết tố androgen tăng cao. Các tuyến dầu dưới da cũng hoạt động mạnh hơn và sưng lên, tiết ra nhiều bã nhờn. Khi lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều. Chất nhờn sẽ phá hủy thành tế bào trong lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, rất nhiều tác nhân khác bao gồm: mỹ phẩm; căng thẳng về tinh thần, về công việc;… Mệt mỏi kéo dài, thường xuyên thức khuya; Chu kỳ kinh nguyệt; Chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột, nhiều đường cũng có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, uống quá nhiều sữa bò và sản phẩm từ sữa cũng có tác động tương tự. Uống rượu bia, thuốc lá. Trang điểm nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc thời gian dài…

Cần làm gì để trứng cá không xuất hiện?

Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày. Hãy đảm bảo có chế độ ăn cân bằng với nhiều trái cây, rau và thịt nạc, nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường và thực phẩm chiên. Hãy uống nhiều nước và nước ngọt ít gas như soda.

Hạn chế trang điểm để tránh gây mụn

Khi bị căng thẳng, nên hoạt động thể chất bằng việc đi bộ vào buổi sáng trước khi đi làm hoặc đi bơi vào buổi tối; Rửa mặt nhẹ nhàng không quá 2 lần/ngày. Việc rửa mặt quá thường xuyên sẽ khiến da nhạy cảm khó chịu và gây mụn mọc không kiểm soát. Dùng đầu ngón tay rửa mặt với nước ấm mỗi sáng và tối. Giữ tay sạch để tránh lây vi khuẩn và chất bẩn từ tay vào mụn, khiến mụn càng tệ hơn. Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ để các hormone không bị rối loạn.

Dùng thuốc hoặc kem theo hướng dẫn của bác sĩ; Tránh những chất gây kích ứng mụn như mỹ phẩm không hợp với da và kem che khuyết điểm. Nên dùng mỹ phẩm, kem chống nắng và dầu gội đầu không chứa dầu (oil free) và trên nhãn có ghi không gây mụn. Nếu bị kích ứng mụn do nắng thì tốt nhất không nên để da trần tiếp xúc trực tiếp dưới nắng. Nên dùng kem chống nắng không chứa dầu; Không tự ý nặn mụn hoặc tự lấy mủ vì rất dễ để lại sẹo hoặc làm lây lan chỗ viêm. Bác sĩ sẽ lấy mụn cho bạn khi cần.

 

Trích nguồn: Sức khoẻ đời sống

Tuyết Anh