Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh. Chẳng hạn như chảy nước mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi và tăng áp lực xoang. Nhưng không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do vi rút mà do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà. Chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của chó mèo. Và các động vật có lông khác. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng
Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp là: các dị nguyên trong nhà: bụi, vật nuôi, gián, nấm mốc. Nấm mốc phát ra các vi bào tử tấn công mũi và phế quản. Mặc dù các nguyên nhân phổ biến nhất thường không phổ biến, đó là: Alternaria, Cladosporium, Aspergillus và Penicillium; chất gây dị ứng trong không khí: phấn hoa gạo, phấn hoa thực vật …;Dị nguyên nghề nghiệp: kẹo cao su bánh mì (bột) ), thợ làm tóc (persulfate), nhà sinh vật học, bác sĩ thú y (động vật) … ;Các chất gây dị ứng chéo, như mủ chuối, kiwi, bơ rất phổ biến. Đặc biệt đối với phấn hoa.
Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Danh sách các chất gây dị ứng chéo còn dài. Không có mối quan hệ chéo rõ ràng giữa chất gây dị ứng không khí và chất gây dị ứng thực phẩm. Bệnh nhân cần được hỏi xem có phản ứng với thức ăn khi ăn uống như sưng môi, bỏng, ngứa ran, sưng lưỡi hoặc họng hay không.
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có 2 thể: chu kỳ và không có chu kỳ.
Thể bệnh có chu kỳ: Thường xảy ra đột ngột về đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng, bệnh nhân thấy nhột cay trong mũi, hắt hơi liên tục vài chục cái, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Sau đó mũi chảy nước đầm đìa, nước mũi trong như nước lã. Người bệnh còn có cảm giác rát bỏng ở kết mạc, vòm họng. Bệnh nhân bị nặng đầu, mệt mỏi uể oải, sợ ánh sáng, nên thường tìm chỗ tối để nằm. Cơn dị ứng xuất hiện nhiều lần trong ngày, tối dịu đi, bệnh kéo dài trong vài ngày đến một tuần rồi tự biến mất.
Hằng năm vào đúng thời kỳ đó bệnh lại tái diễn, có những bệnh nhân bị bệnh hàng chục năm. Ở một số bệnh nhân cao tuổi, do bệnh kéo dài nhiều năm. Gây tổn thương làm cho niêm mạc mũi thoái hóa, phù nề gây ngạt mũi; các xương xoăn mũi to phình lên, xen với những polype.
Thể bệnh không có chu kỳ: hay gặp nhất, bệnh nhân thường bị sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy. Giảm đi trong ngày, tái phát khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi. Thời kỳ đầu nước mũi trong, thời gian sau đó đặc lại thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt, có khi viêm loét vùng tiền đình mũi; hắt hơi hàng tràng, trường hợp nặng hắt hơi liên tục nhiều giờ trong ngày, gây mệt mỏi, giảm trí nhớ; ngạt mũi thay đổi tùy theo thời gian, thời tiết và theo mùa; do nghẹt mũi bệnh nhân phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản;…
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Để phòng viêm mũi dị ứng có hiệu quả, tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ áo quần, chăn màn; Không nuôi súc vật trong nhà; Tránh tiếp xúc bụi, khói thuốc, khói xe, nước hoa, hoá chất (nước hồ bơi). Ra đường nên mang khẩu trang; về nhà nên tắm gội để loại bỏ dị nguyên; nhỏ rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Vào mùa có phấn hoa nên đóng kín cửa nhà, hạn chế ra ngoài.
Về ăn uống, cần tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ… Đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt. Đồng thời cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể yếu đuối. Bệnh nhân cần rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tốt.
Trích nguồn: Sức khoẻ đời sống
Tuyết Anh