Chế độ dinh dưỡng cho lứa tuổi dậy thì luôn là vấn đề được các vị phụ huynh cũng như chính các bạn trẻ đang trong giai đoạn này đặc biệt quan tâm. Mọi sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho thời kì này sẽ tạo ra một tiền đề tốt cho sự phát triển sau này. Chính vì thế một chế dinh dưỡng điều độ kết hợp với việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là những điều mà các bạn trẻ trong lứa tuổi dậy thì cần phải chú trọng quan tâm và thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ chú trọng vào vấn đề chế độ dinh dưỡng cho tuổi dậy thì. Để có thể giúp các thanh thiếu niên trong giai đoạn này phát triển tốt thì cần phải xây dựng một tháp dinh dưỡng hợp lý.

Tháp dinh dưỡng này sẽ có hình tam giác và tương ứng với hình tam giác này thì phần đáy là phần nên tập trung ăn nhiều và giảm dần lên tới đỉnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nhóm thực phẩm cần thiết trong tháp dinh dưỡng này nhé.

Nhóm chất bột đường

Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, chiếm 55% – 65% trong tổng năng lượng khẩu phần của người trưởng thành. Theo tính toán, cứ 1g carbohydrate cung cấp 4 kcal năng lượng. Nhóm này tập hợp nhiều loại thực phẩm: ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bánh mì, gạo, mì, nếp, ngô,… Trong đó, gạo là thực phẩm quen thuộc chính của các gia đình người Việt. Tuy nhiên, bạn có cũng thể lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt (gạo nâu, yến mạch và quinoa); bánh mì; mì ống; ngũ cốc chưa chế biến và các loại thực phẩm ngũ cốc đã qua tinh chế.

Nhóm rau, củ, quả

Nhóm này chiếm phần lớn trong tháp dinh dưỡng dành cho trẻ dậy thì. Các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, rau, củ, quả, hạt cũng là nguồn chính cung cấp carbohydrate và chất xơ trong chế độ ăn uống. Trong đó, trẻ dậy thì và người lớn phải ăn từ 3 phần trái cây và 3 – 4 phần rau hay đậu mỗi ngày.

Nhóm thực phẩm chứa đạm

Tầng giữa của tháp dinh dưỡng dành cho trẻ dậy thì bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, hạt và nhóm thực phẩm họ đậu. Đây là nhóm thực phẩm chính cung cấp protein, canxi cùng các chất dinh dưỡng như iốt, sắt, kẽm, vitamin B12 và chất béo. Bạn nên chọn các loại thực phẩm ít chất béo trong nhóm thực phẩm này để hạn chế hấp thu quá nhiều calo từ chất béo no.

Nhóm dầu, mỡ

Nhóm các chất béo cung cấp cho trẻ dậy thì nhiều năng lượng và là dung môi giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu dễ dàng hơn. Trong số đó phải kể đến các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E và K.

Nhóm đường, muối

Đường, muối là những chất cần hạn chế trong khẩu phần ăn hằng ngày trong chế độ dinh dưỡng cho tuổi dậy thì. Cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ gây ra những tác hại xấu đối với huyết áp, thận. Khi nấu nướng, nêm nếm thức ăn, chúng ta vẫn cần sử dụng muối; nhưng chỉ nên dùng với một lượng ít.

Giống như muối, đường cũng là nhóm gia vị bị hạn chế thứ 2. Đặc biệt, trẻ dậy thì cần hạn chế lượng đường có trong thực phẩm công nghiệp như thức ăn nhanh; bánh ngọt; nước ngọt;… vì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; thừa cân; béo phì;…

Uống đủ nước

Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn; giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào; nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ dậy thì cần uống từ 1,6 – 2,4 lít nước mỗi ngày.

Xem thêm các bài viết về sức khỏe khác tại đây.

Trích dẫn từ nutrihome.vn
Lê Sơn