Tảo
Tảo bẹ có chứa polysaccharide, có tác dụng cân bằng lượng cholesterol và trung hoà chất béo có trong máu. Đồng thời, polysaccharide trong tảo bẹ còn có tác dụng chống đông máu. Ngoài ra, axit nhân giàu cellulose trong tảo bẹ có thể được đào thải ra ngoài cùng với cơ thể con người. Do đó làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol và có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Trong những năm gần đây. Các chuyên gia y tế cũng đã phát hiện ra rằng thiếu hụt canxi là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh cao huyết áp. Tảo bẹ rất giàu canxi, chắc chắn có vai trò tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị máu cao.
Chanh tươi
Chanh tươi giàu vitamin C, vitamin P, giúp tăng cường tính đàn hồi và độ dẻo dai của mạch máu, giảm bớt sự ion canxi gây nên đông máu. Từ đó từ đó phòng ngừa và điều trị huyết áp cao hay các bệnh lý về tim mạch khác.
Chanh giúp điều trị bệnh cao huyết áp
Cà tím giúp điều trị bệnh cao huyết áp
Mọi người đều rất quen thuộc với quả cà tím. Nó là một trong những vị khách thường xuyên trên bàn ăn của chúng ta. Cũng là một trong những loại rau được nhiều người yêu thích. Thực ra, có thể mọi người còn không biết cà tím là thực phẩm tốt để thanh nhiệt giải cảm. Thường xuyên ăn cà tím còn có thể hạ huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, cà tím giàu vitamin P, Flavonoids có tác dụng làm mềm mạch máu, có thể hạ huyết áp.
Ngô
Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, ngô rất giàu các axit béo không bão hòa. Đặc biệt là hàm lượng axit linoleic lên đến trên 60%. Nó và vitamin E trong mầm ngô kết hợp có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn chặn sự lắng đọng trong thành mạch máu. Vì vậy, ngô có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu và tăng huyết áp.
Nước ép củ cải đường
Một nhóm nhà khoa học ở đại học Reading, nước Anh đã phát hiện ra rằng. Uống một chút nước ép củ cải đường hàng ngày cũng có thể hạ huyết áp. Huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy uống 500 ml nước ép củ cải đường có thể làm hạ huyết áp trong 24 giờ. Còn nghiên cứu mới nhất phát hiện ra rằng. Một lượng nhỏ nước ép củ cải đường cũng có tác dụng hạ huyết áp. Kết quả, uống 100 gram nước củ cải đường có thể làm cho hạ huyết áp rõ rệt trong thời gian ngắn 0-4 tiếng và thời gian dài 0-13 tiếng.
Quả Kiwi có tác dụng điều trị cao huyết áp
Năm 2011, bệnh viện trực thuộc Đại học Oslo, Na Uy đã tuyên bố một nghiên cứu mới. Mỗi ngày ăn 3 quả Kiwi có thể hạ huyết áp, có tác dụng rõ rệt hơn ăn táo. Tiến sĩ Suzanne Stein Bam, chuyên gia phòng ngừa bệnh tim mạch New York cũng nhất chí cho rằng. Trong đồ ăn uống hàng ngày nên có cả quả Kiwi. Nó sẽ giúp cho trái tim khỏe mạnh.
7 Thực phẩm phòng tránh bệnh huyết áp cao
Kiều mạch đắng giúp chữa bệnh huyết cao áp
Kiều mạch đắng là đặc sản vùng Lương Sơn, Tứ Xuyên. Được biết đến là thực phẩm có vị đắng nhưng giàu dinh dưỡng. Theo phân tích, trong thực phẩm này có chưa rất nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu như Magiê, kẽm, crôm, selen… Các nguyên tố này có quan hệ mật thiết với chức năng huyết quản của tim và não. Vì vậy, người thường xuyên ăn kiều mạch đắng có Lipid máu và cholesterol giữ ở mức bình thường. Có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao.
Trích nguồn: Sức khoẻ đời sống
Tuyết Anh