Mùa đông đã về trên đất nước Việt Nam. Từ khu vực Bắc Trung Bộ trở ra, bạn có thể chứng kiến cảnh “nói chuyện ra khói” như phim Hàn Quốc. Người người dần tập cho mình các kỹ năng chống rét để bảo vệ cơ thể. Họ mua áo ấm, sử dụng lò sưởi,… Tuy nhiên, trẻ em thường khó chủ động để chống rét cho mình. Nhất là các trẻ sơ sinh chưa có khả năng nói lên cảm nhận cơ thể. Trẻ bị lạnh nhiều sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ em vốn đã yếu hơn so với người trưởng thành.

Cần chú trọng hệ miễn dịch của bé vào mùa lạnh

Mùa lạnh, rất nhiều vi rút gây bệnh như viêm phổi, ho,… hoành hành. Do đó, các cha mẹ phải rất chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của các con. Sao cho hệ miễn dịch của bé vẫn được duy trì và phát triển.

he-mien-dich-2

Bạn có đang phân vân những dưỡng chất nào tốt cho bé trong trường hợp này? Bạn đã có những chuẩn bị gì trong những đợt gió lạnh ùa về sắp tới? Cùng điểm qua những loại dưỡng chất rất thích hợp cho bé trong mùa đông sau đây:

Những thực phẩm tốt với hệ miễn dịch của bé khi thời tiết giá lạnh

Để hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống chọi với bệnh mùa lạnh, nên bổ sung vitamin C, D, muối, kẽm, selen… cho cơ thể trong chế độ ăn hàng ngày. Tiến sĩ James DiNicolantonio là nhà khoa học nghiên cứu tim mạch hàng đầu của Mỹ. Ông đưa ra lời khuyên về các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Selenium

Sự thiếu hụt selenium có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 ba lần và tăng tử vong do nhiễm trùng lên năm lần, theo Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, báo cáo vào đầu năm 2020.

Khoảng 15% dân số phương tây không bổ sung đủ lượng selenium được khuyến nghị hàng ngày (55 mcg). Điều này có thể khiến hệ thống miễn dịch gặp nguy hiểm. Thực phẩm có chứa selen bao gồm quả hạch Brazil, động vật có vỏ, trứng, đậu, thịt.

Quả cơm cháy đen

Quả cơm cháy đen, thường mọc ở các nước Trung Âu, có chứa anthocyanins, hóa chất có nguồn gốc từ thực vật mang đặc tính kháng virus.

Trong một đánh giá của bốn thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, các chất bổ sung từ quả cơm cháy đen (bao gồm khoảng 12 đến 15% anthocyanins) được chứng minh là làm giảm thời gian cảm lạnh hoặc cúm khoảng hai đến bốn ngày, theo báo cáo trên tạp chí Liệu pháp Bổ sung Y học, năm 2018.

Vitamin D

Theo một số nghiên cứu, lượng vitamin D thấp có liên quan đến tỷ lệ xét nghiệm dương tính với nCoV. Cũng tăng nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm trùng.

Thụ thể (phân tử protein) vitamin D có mặt trên hầu hết các tế bào miễn dịch. Khi con người bị chấn thương hoặc nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng các protein được gọi là cytokine. Nếu các thụ thể vitamin D được kích hoạt, chúng sẽ giúp giảm các cytokine “tiền viêm”, đồng thời tăng cytokine chống viêm, giúp giảm viêm tổng thể.

Điều này rất quan trọng vì những người bị Covid-19 nặng thường do “cơn bão cytokine” gây viêm trong phổi. Về cơ bản, khi có quá nhiều viêm nhiễm và không đủ hợp chất kháng viêm trong phổi, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.

Cơ thể cũng cần vitamin D để tạo ra các protein chống vi khuẩn gọi là cathelicidin và defensins, giúp chống lại nhiễm trùng.

Lưu ý, việc bổ sung vitamin D không có nghĩa sẽ bảo vệ hoàn toàn, nhưng có thể giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh