Có rất nhiều căn bệnh đang trực chờ để xâm nhập vào cơ thể bạn. Đó có thể là sốt xuất huyết, sốt rét, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, ngộ độc thực phẩm,… Những căn bệnh ngày thông thường tương đối dễ khỏi. Người bệnh nếu được chăm sóc đúng cách thì khoảng sau 7 đến 10 ngày là khỏi bệnh. Tuy nhiên, đa số người  bệnh đều rất mất sức bởi sự hành hạ của bệnh. Nhất là với những người bị tiêu chảy cấp tính, ngộ độc thực phẩm,… Sau khi qua khỏi giai đoạn bệnh, bạn cần tập trung để phục hồi sức khỏe. Bạn vẫn phải duy trì chế độ nghỉ ngơi, tránh việc nặng. Đồng thời cần có chế độ ăn uống hợp lí

Tại sao sau khi khỏi bệnh vẫn phải phục hồi sức khỏe

Những dinh dưỡng, đề kháng trong cơ thể bạn tích tụ bao nhiêu lâu đều bị căn bệnh kia cuốn đi. Bệnh nhẹ thì chỉ tiêu tốn một phần, còn bệnh nặng thì hầu như … kiệt sức. Mọi dưỡng chất tích lũy trong cơ thể bạn đều được chuyển hóa tối đa để chống lại sự tàn phá của tác nhân gây bệnh. Do vậy nên dù đã khỏi bệnh, bạn cần phải chú ý phục hồi sức khỏe thật tốt. Để sớm đưa cơ thể trở về với trạng thái ổn định ban đầu.

phuc-hoi-2

Thiếu hụt dinh dưỡng trong điều trị bệnh và sau đó có thể khiến lượng protein cần thiết trong cơ thể giảm sút. Dẫn đến suy giảm miễn dịch và đề kháng. Sự thiếu hụt này có thể làm gia tăng tần suất nguy cơ biến chứng và mức độ nhiễm trùng. Khiến người bệnh lâu hồi phục, kéo dài thời gian điều trị. Hoặc tăng tỷ lệ tái nhập viện và thậm chí còn có nguy cơ tử vong.

Dinh dưỡng phục hồi sức khỏe tốt sau giai đoạn bệnh

Một bữa ăn dinh dưỡng cần đáp ứng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (glucid), vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày cần ăn đa dạng thực phẩm, khoảng 15 loại khác nhau để cung cấp nhiều loại dưỡng chất hỗ trợ cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Trong đó, protein chiếm khoảng 50% khối lượng thô của tế bào, là một trong những thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì và tái tạo cơ.

Bổ sung axit amin

Axit amin là thành phần quan trọng cấu tạo nên các protein trong cơ thể. Trong số, khoảng 21 loại axit amin, có 9 loại cơ thể không thể tổng hợp được mà phải hấp thụ từ thức ăn. Chúng được gọi là các axit amin thiết yếu gồm có isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, valine, histidine. Nếu cơ thể thiếu protein có thể dẫn đến nhiều hậu quả như như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung axit amin đầy đủ đóng vai trò quan trọng hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồi phục, góp phần nâng cao miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung axit amin qua các loại thực phẩm giàu đạm như thịt gà, thịt bò, cá, gan, trứng… Những loại rau củ quả như hạnh nhân, hạt điều, đậu lăng, đậu xanh… cũng có lợi cho cơ thể. Người trưởng thành nên ăn khoảng 400-500 gram rau mỗi ngày. Bạn nên phối hợp các axit amin từ nguồn gốc động và thực vật trong bữa ăn hàng ngày vì không thực phẩm nào có đủ các loại axit amin này.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh