Bệnh ho là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến và dễ chữa ho từ những thảo mộc thiên nhiên, đây cũng được xem là một phản xạ có điều kiện của con người. Dưới tác động của môi trường sống cũng như tình trạng sức khỏe cơ thể mà xuất hiện những tình trạng ho cùng với mức độ khác nhau.Trong đông ý cũng có những phương thuốc giúp điều trị những cơ ho rất hiệu quả và an toàn.

Trị ho bằng hạt cải

Hạt cải được xem là vị thuốc có khả năng điều trị cũng như giảm thiểu những cơn ho một cách hiệu quả. Hạt cải thường có vị khá cay, thanh ngọt, có tính bình. Nó có tác dụng điều trị đàm ho ở mức độ nhẹ, điều trị cách bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em cũng như người lớn. 

Theo những nghiên cứu thì cây củ cải được xem là một cây thảo mộc, sống rất lâu năm, Đây là một loại cây có hình mũi mác, có chùm ở dưới đất và hoa thì thường nở thành chùm và có màu tím hoặc trắng tùy loại.

Hạt hình tròn dẹp, màu của hạt thường có màu nâu đỏ hoặc nâu đen, chúng được xếp thành cuối tràng hạt. Rễ củ phình to, có màu trắng, có hình trụ tròn dài hoặc hình cầu tròn.

Công dụng chữa ho

Phân bố: Cây củ cải được trồng khá nhiều ở nước ta dùng làm thực phẩm và bào chế thuốc.

Bộ phận dùng: Dùng phần hạt già của cây củ cải để làm thuốc.

Thu hái cả cây, chế biếnthu lấy hạt đối với những quả già. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là mùa hè, mùa thu.

Chế biến: Đem cả cây phơi khô, lấy phần hạt già, rửa sạch loại bỏ tạp chất, vi khuẩn; phơi hoặc sấy khô để dùng.

Bảo quản thuốc trong bọc kín. Đóng kín bao bì sau mỗi lần sử dụng để tránh ẩm móc.

Thành phần hóa học: Erucic acid, linolenic acid, linoleic acid, oleic acid, glycerol sinapate, raphanin.

Tính vị: Vị cay, ngọt, tính bình. Quy kinh: phế, vị, tỳ

Tác dụng dược lý chữa ho 

– Kháng khuẩn: Chất raphanin có công dụng gây ức chế staphylococus aureus, Streptococus pneumaniae và E. Coli.

– Chống nấm: Có tác dụng gây ức chế nhiều loại nấm gây bệnh.

– Hạ huyết áp từ từ.

Chữa ho, hen suyễn, ho có đờm, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm, trừ lỵ, hạ khí.

Liều lượng: 4 – 12 gram mỗi ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Dạng sắc: Hạt cải sao hoặc không sao, có thể kết hợp với các vị thuốc khác (tùy vào từng bệnh tình), sắc cùng với 5 phần nước cô đặc còn 2 phần. Dùng thuốc khi nóng, nếu nguội có thể hâm nóng lại trước khi dùng.

Dạng bột: Hạt cải tán thành bột mịn, có thể hòa cùng với một ít mật rồi hoàn thành viên.

Bài thuốc chữa ho, suyễn, thở khò khè ở trẻ em

– Hạt cải, đăng tâm thảo, ma hoàng, tạo giác và cam thảo với liều lượng bằng nhau. Đem tất các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sử dụng 4 gram/ lần.

– Hạt cải (sao), hạt bồ kết (đốt cháy) liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, hòa cùng với một ít mật; hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Sử dụng mỗi lần 4 gram, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn.

– Hạt cải, hạt tía tô mỗi vị 12 gram, sắc lấy nước uống.

– Hạt cải (sao), hạnh nhân mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram cam thảo sống, sắc lấy nước uống.

– Hạt cải, bạch giới tử và hạt tía tô mỗi vị 12 gram, sao vàng, tán thành bột, sắc cùng với 2 phần nước còn 1 phần để dùng. Có thể chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa ho do khí đàm nhiều: Hạt cải, tô tử mỗi vị 10 gram cùng với 3 gram gạch giới tử. Các bài thuốc này được sao vàng sau đó tán thành bột mịn, đem sắc với 5 phần nước còn 2 phần nước, chia nhỏ những phần thuốc này làm 3 phần. Sử dụng thường xuyên và uống sau bữa cơm mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm thật nhiều thông tin thú vị khác từ Thông Tin Dinh Dưỡng RCC.

Trích nguồn từ suckhoedoisong

Phạm Hằng