Nhảy múa, khiêu vũ nhìn bề ngoài thì cũng đã thấy sự mềm dẻo và tinh tế trong mỗi động tác. Cho dù không có chuyên môn thì người ta cũng nhận ra được rằng; đòi người nhảy múa hay khiêu vũ phải luyện tập trong thời gian dài; và với nhiều động tác có độ nguy hiểm cao khi họ thể hiện những động tác khó.

Cho nên, thường người ta nhảy múa khiêu vũ thường tập từ nhỏ. Bời vì, tuổi nhỏ xương còn dẻo dai, dễ uốn nắn. Nhưng người lớn tuổi thì không học được sao? RCC trả lời là có, nhưng mà sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với độ tuổi còn nhỏ. Và khi không may mắn bị tổn thương đến xương cũng khó lành nữa hơn.

Có nào nào để những người đã qua lứa tuổi thích hợp để luyện tập những vẫn có thể nhảy múa và khiêu vũ mà vẫn đảm bảo an toàn phần nào đo hay không? Chắc chắn là có rồi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những lo nghĩ đã đau đầu tuwg lâu. RCC chúc các bạn đạt được mong ước của mình.

Một số chấn thương hay gặp trong nhảy múa, khiêu vũ

Chấn thương ở hông: hôi chứng rạn xương chậu, va đập hông, bong sụn ổ cối, viêm gân cơ gấp, viêm bao hoạt dịch và rối loạn chức năng khớp cùng chậu.

Chấn thương ở bàn chân và mắt các chân: chấn thương gấn gót (gân Achilles), ảnh hưởng đến mắt cá chân, chuột rút ngón chân.

Chấn thương đầu gối: hội chứng đau xương bánh chè.

Gãy xương: gẫy khối xương bàn chân, xương chày, đốt gần của xương bàn ngón chân, vùng cột sống thắt lưng.

Vũ công cũng có khả năng mắc các bệnh viêm khớp đầu gối, hông, mắt cá chân, và bàn chân.

Biểu hiện của việc bạn bị chấn thương

Bạn đau đến nỗi phải thức dậy vào đêm.

Bình thường vẫn đau, khi bắt đầu một hoạt động thì đau hơn.

Đau tăng lên khi hoạt động tăng.

Đau đến nỗi bạn phải thay đổi trọng tâm cơ thể.

Nếu bạn có những biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ, tốt nhất là bác sỹ vật lý trị liệu hoặc các bác sỹ có kinh nghiệm điều trị chấn thương cho các vũ công. Họ sẽ xác định liệu có cần làm thêm một số xét nghiệm hoặc kiểm tra nào khác không hay có kế hoạch điều trị cho tình trạng đó như thế nào.

Chấn thương xảy ra nguyên nhân là do đâu ?

Khiêu vũ là một hoạt động thể chất đòi hỏi sự khắt khe, các vũ công phải lặp đi lặp lại cùng một động tác trong nhiều giờ. Nếu thời gian nhảy trên 5 tiếng một ngày thì sẽ tăng nguy cơ bị gãy xương và các chấn thương khác.

Vào thời gian tập luyện cao độ, rất nhiều vũ công có rất ít thời gian nghỉ ngơi để hồi phục cơ thể và cũng không có thời gian nghỉ sau khi kết thúc biểu diễn.

Cách để giúp các bạn phòng tránh chấn thương trong nhảy múa, khiêu vũ ?

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước.

Nghỉ ngơi đầy đủ tránh tình trạng tập luyện quá tải.

Đan xen các bài tập khác nhau để củng cố sức mạnh cho cơ bắp và tất cả các phần của cơ thể.

Luôn mang giày và trang phục thích hợp.

Luôn khởi động trước khi tập luyện.

Có lối sống lành mạnh và hiểu rõ cơ thể mình.

Nguồn: Theo wellcare.vn

Bích Oanh