Trượt patin là môn thể thao nổi tiếng ở nước ngoài và đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Nhưng cho dù là như thế, thì sự yêu thích mà mọi người dành cho môn thể thao này không hề thuyên giảm và ngày càng tăng lên. Đặc biệt là những người ưa mạo hiểm và thích trải qua những thử thách khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều người e ngại với việc trượt patin. Bởi, lần đầu tiên họ chập chững tập luyện đã có những cú ngã nhớ đời. Sau đó, họ có tâm lý sợ hãi phải đối mặt với nguy hiểm.

Nhưng đã chơi thể thao phải chấp nhận đối đầu với những khó khăn, những tổn thương, có như thế mới thành công một cách bền vững. Nếu mà chỉ mới có những tổn thương nhỏ đã làm bạn chùn bước thì có lẽ bạn không thể chơi được patin đâu nhé. Và sau đây là những phương pháp giúp cho người có đam mê trượt patin có thể giảm bớt tổn thương ảnh hưởng đến cơ thể. Bạn đọc có thể tham khảo và lưu vào cẩm nang kiến thức của mình.

Những bước đi đầu tiên sau khi mang giày trượt patin cần chú ý điều gì ?

Việc đầu tiên bạn cần lưu ý là mang giày trượt thật chặt; trước đó phải đảm bảo đôi giày vừa vặn với kích cỡ chân bạn tránh rộng quá hoặc chật quá.

Hai chân chuẩn bị đứng hình chữ V người hơi ngả về phía trước; tay bám vào thanh vịn chắc chắn để có thể tập những bước đi đầu tiên. Để điều khiển được chân mình mắt bạn nên tập trung vào hai mũi giày; khi đã biết trượt thì sẽ nhìn về phía trước. Thả lỏng cơ thể hết mức không nên quá căng thẳng; nếu bạn đã đứng được vững và bắt đầu trượt tay nên buông xuôi theo cơ thể người.

Chân bắt đầu nhích từng chút một sau đó bắt đầu bước những bước dịch chuyển nhỏ nhấc chân càng cao càng tốt.

Cách để giúp bạn giảm bớt chấn thương khi trượt patin

Cần có đồ bảo hộ đầy đủ cho cơ thể

Muốn giảm bớt được chấn thương khi bắt đầu trượt patin; trước hết bạn phải mang đầy đủ bảo vệ từ mũ bảo hiểm, miếng bảo vệ khuỷu tay, đầu gối, găng tay để khi bị ngã những thiết bị này sẽ bảo vệ bạn giúp giảm thiểu tối đa cơn đau vì va đập mạnh.

Tư thế ngã đúng cách

Khi bị ngã bạn nhớ cúi người về trước hay tay quỳ xuống để tiếp xúc với đất; tránh dùng bàn tay chống mạnh vì như vậy dễ bị chấn thương cổ tay. Tránh ngã ngửa người ra phía sau vì như vậy rất dễ bị đập hông và đầu xuống đất rất nguy hiểm. Nếu muốn yên tâm bạn hãy mang quần bảo vệ hông để đảm bảo an toàn hơn.

Có tư thế đứng sau ngã đúng kỹ thuật

Để đứng dậy được bạn chống tay và quỳ đầu gối ở tư thế như đang bò, sau đó chống 1 chân lên vuông góc với mặt đất sao cho thật vững, đặt tay lên đầu gối giữ cơ thể vươn thẳng rồi chống chân còn lại lên. Nên nhớ sau khi đứng lên phải đứng một lúc không được trượt ngay, đến khi bạn đứng vững và sẵn sàng thì bắt đầu tập tiếp.

Nguồn: Theo patin.vn

Bích Oanh