Huyết áp ở những người phụ nữ có tuổi thường không ổn định, các chỉ số HA thường lên xuống thất thường. Bên cạnh đó sẽ kèm theo những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và nôn hay chóng mặt. Trong khoảng thời gian đầu những triệu chứng của tăng huyết áp (THA) có thể kéo dài 2-3 năm, đến những giai đoạn sau mãn kinh thì tương đối ổn định. Tuy nhiên một số người chỉ trong một khoảng một thời gian ngắn thì chỉ số HA đã có xu hướng tăng cao xuất hiện những biểu hiện như đau sau gáy, đau nửa đầu.

Những thay đổi về nội tiết của những phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở tuổi tiền mãn kinh sẽ có thể dẫn đến tăng trương lực của hệ thần kinh một cách khác thường. Hệ thần kinh giao cảm tăng khả năng hoạt động làm lượng HA tăng cao biểu hiện như các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi, xuất hiện tình trạng rét run, thường xuyên rối loạn giấc ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường. Vì vậy ở những giai đoạn này rất nhiều phụ nữ cảm nhận được lượng HA tăng cao, trong khi đó HA bình thường hay thậm chí còn thấp ở những thời điểm trước.

THA do các bệnh tật khác tạo nên

Bước vào tuổi mãn kinh, do hormon estrogen tụt giảm, nội tiết thay đổi, môi trường bên trong cơ thể biến đổi, chức năng thần kinh thực vật mất thăng bằng dễ dẫn đến nhiều bệnh lý trong thời kỳ này như chứng tiểu đường, loãng xương xuất hiện đau lưng, dễ gãy xương và các bệnh lý hệ tim mạch dẫn tới HA cao. HA cao, tiểu đường và chứng đau nhức do loãng xương là những chứng bệnh riêng biệt tuy nhiên chúng cũng thường đi đôi. Có khi vừa THA vừa đái tháo đường hay vừa THA vừa đau nhức.

Như trên đã nói, bệnh thận cũng là một nguyên nhân đưa tới THA. Thận có bệnh bài tiết ra nhiều chất làm HA tăng lên. Trong bệnh viêm thận cấp tính nếu điều trị dứt bệnh là HA sẽ xuống; còn là bệnh mạn tính thì kéo theo THA lâu dài. Do đó không chỉ trị THA, người mắc chứng HA cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng thể để điều trị hết căn nguyên gây bệnh.

Yếu tố tâm lý

Trạng thái stress căng thẳng trường diễn dẫn đến sự phá vỡ các cơ chế bảo vệ sức khỏe; đặc biệt gây nên các rối loạn tim mạch. Áp lực công việc càng lớn, cá nhân càng ở tình trạng căng thẳng thường trực gây tai hại cho HA. Trong trạng thái stress: HA và nhịp tim tăng cao, điều này tạo nên gánh nặng cho tim; tim phải làm việc căng thẳng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong trạng thái stress HA động mạch tăng; stress có ảnh hưởng lên thành phần hoá học của máu; làm tăng hàm lượng cholesterol thúc đẩy phát triển xơ vữa động mạch. Khi đó các động mạch vành tim bị hẹp lại; hạn chế sự cung cấp máu cho cơ tim gây nên bệnh thiếu máu cơ tim, suy tim.

Những phụ nữ đã bị mắc HA cao cần lưu ý

Dự phòng THA là càng sớm càng tốt: giảm sức ép lên thần kinh – huyết áp giảm. Học cách điều hòa cuộc sống để giảm nguy cơ bị tác động của stress; khiến HA tăng cao ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác trong cơ thể (não, tim, thận…). Tăng cường hoạt động thể lực bằng các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh; chạy bước nhỏ, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp vừa có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch; vừa có tác dụng giảm cân do mỡ dự trữ trong cơ thể được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho cơ thể vận động.

Tìm hiểu nhiều thông tin thú vị từ Thông Tin Dinh Dưỡng nhé!

Trích nguồn từ suckhoedoisong

Phạm Hằng