Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh dễ mắc phải ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ có sức đề kháng kém. Đây là bệnh lý dễ điều trị, thế nhưng nếu không chữa đúng cách hoặc để kéo dài, nó sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cơ thể trẻ nhỏ.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng ở bất kỳ độ tuổi nào cũng sẽ mắc phải. Từ độ tuổi sơ sinh đến người lớn tuổi. Đây là thuật ngữ dùng để giải thích cho các vấn đề bất thường phát sinh ở cấu trúc hoặc ở mô tế bào dạ dày. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng; nhưng gây ra sự khó chịu và tác động đến sinh hoạt thường ngày của bé. Tình trạng nặng hơn sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước; suy nhược; mệt mỏi;…từ đó dễ dàng dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như loét dạ dày; viêm ruột thừa; ung thư dạ dày;…

Lý do trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Sức đề kháng yếu dễ rối loạn tiêu hóa

Bé được bao bọc trong môi trường vô trùng; được che chắn khi còn trong bụng mẹ. Sau khi sinh, trẻ tiếp với cuộc sống khi hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu; nên rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh khác. Bé vừa chào đời cần được bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng; đối với các bé chưa được uống vì mẹ tắt sữa thì khả năng kháng bệnh sẽ càng yếu hơn.

Do dùng kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh khiến cho hệ miễn dịch của bé không thể hoàn thành nhiệm vụ vì chúng còn rất yếu. Kháng sinh đi vào cơ thể trẻ tiêu diệt luôn cả vi khuẩn lợi và hại. Vì thế gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống; tiêu chảy; táo bón; rất nguy hiểm. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính; rối loạn tiêu hóa; dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cho trẻ là tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hay cụ thể hơn là thành phần thức ăn không hợp với lứa tuổi trẻ; vệ sinh kém;…. cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột nếu cơ địa trẻ quá yếu có thể làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng. Trẻ có thể tiêu chảy ồ ạt; nôn – ói nhiều; đau quặn bụng;… không chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Môi trường sống mất vệ sinh

Môi trường không được vệ sinh sạch sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Hãy giữ vệ sinh cho bé cẩn thận. Nên rửa tay bé; các đồ chơi; tiếp xúc với thú vật; đồ dùng bám vi khuẩn;… cũng cần được mẹ kiểm tra kỹ càng.

Cách điều trị

Các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến vấn đề mất nước ở trẻ. Với các biểu hiện hàng đầu của các cháu như khát, môi khô, khóc không có nước mắt, tiểu ít đi,… Mẹ có thể kiểm tra xem bé có khát nước hay không, đi tiểu, môi khô,… để nhanh chóng bù nước cho con. Cho trẻ uống nhẹ nhàng, từ từ, trẻ từ 7 – 10 tháng cần uống 5 – 7 thìa, và chia đều các lần uống để cơ thể trẻ có thể hấp thụ lượng nước theo đường tiêu hóa.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm thích hợp chữa trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ mẹ nên tham khảo thêm:

Rau: mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ.

Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quit, chuối, táo…

Củ – quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…

Ngũ cốc, đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức… Ngoài ra còn có các loại khác: Hạt é, sương sâm…

Hãy để trẻ ăn đủ 3 bữa: sáng, trưa, tối; nên ăn tập trung, ăn nhiều vào các bữa trong ngày, hạn chế đồ ăn vào buổi tối, đêm. Thức ăn cần đun chín kỹ, mềm để trẻ dễ ăn.

Theo Kênh Sức Khỏe

Bảo Vân