viem-loet-da-day-1

Hiện nay có rất nhiều người rơi vào tình trạng viêm loét tá tràng, dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Cộng với chế độ sống, vận động kém chất lượng. Khi dạ dày hay tá tràng bị viêm loét, dịch tiết ra để tiêu hóa thức ăn không đủ. Từ đó làm hiệu quả tiêu hóa thức ăn bị giảm sút. Điều này dẫn đến chất dinh dưỡng không được chuyển hóa hoàn toàn. Nó còn có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn,… Ở Việt Nam, tình trạng viêm loét dạ dày hay tá tràng rất phổ biến. Từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng đều có. Đặc biệt là những người đàn ông thường xuyên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng. Trong khi thiếu đi chế độ chăm sóc sức khỏe tốt.

Nguyên nhân của viêm loét dạ dày, tá tràng

Đây là trạng thái mà lớp niêm mạc ở dạ dày không còn nguyên vẹn. Dịch vị dạ dày tiết ra không đúng kiểm soát. Ở thời gian đầu, nếu điều trị đúng cách, lớp niêm mạc có thể tự lành. Nhưng đếu chủ quan để lâu, rất có khả năng bệnh sẽ trỏ nên mãnh tính. Lúc này, rất khó để giải quyết dứt điểm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng:

– Nhiễm trùng: nhiều trường hợp nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP), trong số đó biến chuyển thành viêm loét dạ dày, tá tràng, và các tác nhân khác như: Herpes Simplex Virus (HSV), Cytomegalo Virus (CMV)…

– Do sử dụng thuốc: người sử dụng các loại thuốc kháng sinh như NSAIDs, Aspirin, Corticosteroid, người điều trị hóa chất…

– Do bệnh mạn tính khác: loét do stress, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, suy thận…

– Sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá … ăn uống không điều độ.

viem-loet-da-day-1

Ăn uống và sinh hoạt thế nào để ngừa bệnh?

– Hạn chế thức ăn làm thay đổi môi trường pH dạ dày: thức ăn có vị cay, chua, gia vị tiêu, giấm, ớt, tỏi…

– Hạn chế yếu tố tăng tiết dịch vị: thức ăn giàu béo, cà phê, trà đặc, rượu, đồ uống có ga, thức ăn muối chua, nhiều muối…

– Nên chia nhỏ bữa trong ngày, không ăn no quá hay để đói, ăn nhẹ, bữa cuối cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ, không ăn khuya quá tránh dạ dày hoạt động quá tải về đêm.

– Thức ăn nấu mềm, chín, giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho niêm mạc ruột như: sữa, cháo, súp hay các món hầm mềm, ninh, tránh ăn thực phẩm thô cứng, nhiều xơ, gan.

– Sử dụng thực phẩm có tính kiềm như: trứng, sữa, thức ăn có tính băng niêm mạc dạ dày như bột nếp, bột mì….

– Điều chỉnh lối sống khoa học: tránh suy nghĩ căng thẳng, stress, làm việc quá sức.

– Để dạ dày khỏe, bên cạnh chế độ nghỉ ngơi, khoa học, bạn cần tránh dung nạp những thực phẩm cay nóng, chất kích thích

– Hạn chế sử dụng rượu bia, không sử dụng thuốc lá.

– Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm… Sau khi ăn không nên vận động mạnh như chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.

– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, mỗi người cần thăm khám khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ viêm loét dạ dày, tá tràng để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh để tiến triển thành mạn tính.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh