Béo phì đang dần trở thành một căn bệnh phổ biến nhất của thế kỉ 21 khi mà đời sống của con người ngày càng được cải thiện hơn. Tỷ lệ mắc bệnh béo phì ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày một gia tăng và con số này đã được nhân lên hai lần so với khoảng thời gian 30 năm trở về trước. Mặc dù tỉ lệ này vẫn thấp hơn so với khi trưởng thành nhưng phần lớn những thanh thiếu niên này vẫn duy trì sự béo phì đến tuổi trưởng thành.

Béo phì là cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh khác như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu,… Không những thế nó còn gây ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh. Những đứa trẻ trong lứa tuổi thanh thiếu niên bị béo phì sẽ rất dễ tự ti về vẻ bề ngoài của mình; đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này để biết cách phòng tránh và điều trị sao cho thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đọc về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra béo phì

Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng béo phì ở thanh thiếu niên cũng giống như ở người lớn. Hầu hết các trường hợp là do môi trường. Ví dụ, tiêu thụ quá nhiều calo và/ hoặc chế độ ăn uống kém chất lượng; thường kết hợp với lối sống ít vận động. Ảnh hưởng di truyền cũng hay gặp; và các gen liên quan bệnh lý đang được xác định (xem thêm Béo phì và hội chứng chuyển hóa).

Cha mẹ thường lo ngại rằng béo phì là kết quả của một số loại bệnh nội tiết như chứng suy giáp hoặc do bệnh cushing, nhưng những rối loạn này hiếm khi gây ra. Thanh thiếu niên có tăng cân do rối loạn nội tiết thường có tầm vóc nhỏ và có các triệu chứng khác của bệnh nền.

Chẩn đoán

  • Chỉ số khối cơ thể

Xác định chỉ số cơ thể (BMI) là một yếu tố quan trọng của đánh giá thể chất. Thanh thiếu niên bị béo phì khi có BMI ≥ 95% chí bách phân so với trẻ cùng giới và tuổi.

Nguyên nhân nội tiết (ví dụ hội chứng Cushing, suy giáp) hoặc nguyên nhân do chuyển hóa mặc dù không phổ biến nhưng cần được loại trừ nếu chiều cao tăng chậm rõ rệt. Nếu trẻ lùn và bị tăng huyết áp, cần loại trừ hội chứng Cushing.

Điều trị như thế nào?

Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên

Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị được tiếp cận; điều trị béo phì còn nhiều khó khăn; và tỷ lệ thành công lâu dài vẫn còn thấp. Đối với thanh thiếu niên béo phì, điều trị nên tập trung vào việc phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục hơn là giảm cân.

Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm thông thường

Tăng cường rau xanh trong chế độ ăn uống hằng ngày; giảm thiểu lượng kcal không cần thiết; hạn chế ăn các đồ ăn nhanh.

Tăng hoạt động thể chất

Các trại hè dành cho thanh thiếu niên béo phì có thể giúp họ giảm cân đáng kể. Nhưng nếu không có nỗ lực, trọng lượng cơ thể thường sẽ tăng trở lại. Tư vấn để giúp thanh thiếu niên đương đầu với các vấn đề của họ; kể cả vấn đề tự ti ở trẻ.

Các loại thuốc giúp giảm cân nói chung không được sử dụng trong thời kỳ thiếu niên; vì những lo ngại về an toàn và lạm dụng có thể xảy ra. Một ngoại lệ trong trường hợp thanh thiếu niên béo phì có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường týp 2 . Trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Thuốc metformin, được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, có thể giúp trẻ giảm cân và giảm nguy cơ bị tiểu đường.

Xem thêm các bài viết về sức khỏe khác tại đây.

Trích dẫn từ msdmanuals.com
Lê Sơn