Việt Nam là một trong số các quốc gia mà người dân có lượng đường trong máu rất cao. Lượng này càng tăng lên khi tăng độ tuổi lên. Tức là người càng lớn tuổi, việc dư thừa lượng đường trong cơ thể càng phổ biến. Dư đường huyết là nguyên nhân chính gây tiểu đường ở người. Tiểu đường thường đi chung với thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, không chỉ người lớn tuổi mới bị bệnh. Gần đây, nhiều trẻ em ăn uống không đúng cách cũng có thể mắc bệnh. Tiểu đường là khi cơ thể hấp thu quá nhiều lượng đường. Đến nổi cơ thể không thể điều tiết được nữa. Làm cho đường đi vào cả thận và đến bọng chứa nước tiểu.

Ăn uống không đúng cách dễ dẫn đến tiểu đường

Tiểu đường thường bắt nguồn từ việc ăn uống không có kiểm soát. Đặc biệt là ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, trà sữa, sữa chua, kem,… Người ta nhận thấy dấu hiệu ban đầu của đái tháo đường chính là thừa cân. Cơ thể tích tụ mỡ thừa nhiều. Do vậy, để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, bạn cần có những điều tiết đúng. Nhất là trong chế độ ăn uống và sinh hoạt. Những điều sau đây là những nguyên tắc với bệnh đái tháo đường. Bạn đang có nguy cơ hay đang bệnh thì tuyệt đối phải tránh.

tieu-duong-3

Những điều người mắc bệnh tiểu đường cần tránh

Tuyệt đối nói không với đồ ăn ngọt

Bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc thành phần và tổng lượng calo của mỗi món ăn. Hầu hết các thực phẩm ngọt đều chứa đường, ví dụ bánh quy, nước ngọt… Những món ăn này sẽ làm tăng đường huyết nên phải kiểm soát.

Tuy nhiên, có một số thực phẩm dùng những chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate… Dù chúng có vị ngọt nhưng lượng calo lại bằng 0. Với những thực phẩm này, bạn có thể ăn lượng vừa phải. Hơn nữa, với một số thực phẩm như cơm trắng hay bánh bao, dù không có vị ngọt, nhưng sau khi tiêu hóa, tinh bột trong các thực phẩm đó sẽ chuyển hóa thành đường glucose. Vì vậy, không nên ăn nhiều.

Không ăn thực phẩm có số đo đường huyết cao

Bệnh nhân tiểu đường lưu ý, không nên chọn lựa thực phẩm dựa theo chỉ số đường huyết (GI) một cách mù quáng mà phải kiểm soát cả chỉ số tải đường huyết GL (glycemic load). GI (glycaemic index) là chỉ số cho biết tốc độ tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm, được xếp theo thang điểm từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI cao được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình.

GL (glycemic load) là chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể, 1 đơn vị GL tương đương 1 g đường glucose. Thực phẩm có GL và GI thấp giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Ví dụ, chỉ số GI của dưa hấu và bánh quy soda đều là 72, nhưng lượng carbohydrate trong 100 g thực phẩm lại khác nhau rõ rệt. Trong 100 g bánh quy chứa 76 g carbohydrate, chỉ số GL của món này rơi vào khoảng 55. 100 g dưa hấu chỉ chứa khoảng 7 g carbohydrate, chỉ số GL là 5. Vậy, ăn dưa hấu tốt hơn bánh quy.

Tránh xa những hoa quả nhiều chất ngọt

Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và tải lượng đường huyết không cao, vậy nên những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn lượng hoa quả vừa phải. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cho rằng những người bị tiểu đường có thể ăn hoa quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nước ép hoa quả vì nước ép thường làm mất đi một vài chất xơ, khiến phản ứng đường huyết cao hơn so với trái cây nguyên quả.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh