Chảy máu cam là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, một số phụ huynh thường lo lắng và bối rối trong cách xử lý khi gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên hiện tượng này? Và chúng ta phải xử lý thế nào?
Chảy máu cam là hiện tượng máu bất ngờ chảy từ hốc mũi ra ngoài. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ, thế nhưng bé sẽ bị hoảng loạn, sợ hãi. Dẫn đến nhiều chấn thương đến tâm lý. Trong một số trường hợp, hiện tượng này nếu xảy ra thường xuyên; máu chảy nhiều; nó sẽ dẫn đến nhiều di chứng nếu không được xử lý kịp thời. Một số trường hợp sẽ gây mất máu ở trẻ, chậm phát triển. Tệ hơn là có thể gây u xơ vòm họng cho bé.
Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ
Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ như chấn thương ở mũi; do tai nạn hay do va đập mạnh; đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu; và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn; ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân sinh lý thứ hai rất thường gặp trong mùa hè; trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu; cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam. Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học.
Nguyên nhân bệnh lý tiếp theo là tình trạng viêm mũi ở trẻ; hiện tượng này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn. Vì thế, các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng – một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Cách xử lý
Khi trẻ bị chảy máu, trước tiên bạn phải thật bình tĩnh; cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngả ra phía trước (gập người về phía trước) sao cho vị trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ.
Dùng hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng tụ lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi của trẻ để cầm máu. Dặn trẻ thật kỹ, tuyệt đối không được nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nôn ói hoặc tiêu chảy ở trẻ sau đó. Nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi trẻ. Máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy.
Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy, bạn dặn trẻ không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại. Sau khi bạn đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh, thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một chút mật ong hoặc đường. Nếu chảy máu kéo dài trên 15 phút, chảy máu cam sau khi bị ngã, bị chấn thương đầu hoặc thường xuyên bị chảy máu cam, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Theo Afamily
Bảo Vân