Chăm sóc trẻ em quả là một quá trình gian nan và đau đầu bậc nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của các bé thay đổi liên tục. Hành vi ăn uống của các bé cũng thường xuyên thất thường. Có những ngày bé ăn uống rất ngoan. Nhưng không thiếu những ngày bé lười ăn, ăn không ngon miệng, ăn không tiêu,… Những lúc ấy, người làm cha làm mẹ lại đau đầu tìm cách khắc phục cho con. Con không ăn được thì sợ con đói. Ép con ăn thì sợ con bị nôn. Nhất là những đứa bé dưới 3 tuổi, thường không dễ kiểm soát và thể hiện suy nghĩ. Các bé là đối tượng làm cha mẹ đau đầu nhất.

Trẻ dưới 3 tuổi, toàn bộ hệ tiêu hóa còn yếu

Với trẻ dưới 3 tuổi, chế độ ăn uống lẫn sinh hoạt là rất khác so với bé lớn tuổi hơn. Bởi vì các chức năng của dạ dày, lá lách của bé chỉ mới đơn giản là hoạt động được. Tuy nhiên, vẫn còn rất yếu so với sự tấn công mạnh mẽ của mầm bệnh. Có nhiều hành động vô tình làm cho dạ dày và lá lách của bé bị tổn thương. Làm cha làm mẹ, bạn cần nắm rõ hơn những điều này này. Tránh để mắc sai lầm rồi làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều có thể ảnh hưởng đến lá lách và dạ dày của trẻ

Theo chuyên gia y tế, lá lách và dạ dày yếu sẽ sinh ra bệnh tật. Lá lách và dạ dày của trẻ nhỏ rất mỏng manh, và không chịu được sự kích thích. Tuy nhiên, do bệnh lây truyền qua đường miệng khiến lá lách và dạ dày của trẻ yếu dần. Hầu hết các bậc cha mẹ không kiểm soát được chế độ ăn uống của trẻ khiến thể chất của trẻ ngày càng kém.

Giai đoạn khi bé bắt đầu tập ăn dặm

Mới bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, cơ thể trẻ cần có quá trình thích ứng từ sữa mẹ sang thức ăn, lúc này nguyên tắc bổ sung thức ăn là từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Nếu không rất dễ gây gánh nặng cho lá lách và dạ dày.

Giai đoạn bé chuẩn bị cai sữa mẹ

Cai sữa là một quá trình khiến trẻ rất khó chịu. Trẻ khó thích nghi được với việc ăn nguyên thực phẩm mà không có sữa. Lúc này tâm sinh lý của trẻ sẽ thay đổi ở mức độ nhất định, khả năng tiêu hóa có thể bị suy yếu, tâm trạng không tốt. Lá lách và dạ dày sẽ bị tổn thương thứ phát, lúc này không được áp dụng chiến lược cai sữa hẳn, mà phải giảm dần lượng sữa và tăng lượng thức ăn, để trẻ tập thích nghi.

Giai đoạn bé dưới 3 tuổi

Bé dưới 3 tuổi sinh trưởng, phát triển nhanh và hoạt động nhiều. Chú ý sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý, chọn thức ăn càng dễ tiêu hóa, hấp thu càng tốt. Không nên bổ sung quá nhiều loại thực phẩm, hoặc cho trẻ ăn quá no, khiến lá lách và dạ dày của trẻ bị tổn thương, thức ăn thích tụ lâu dần sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Bình thường, lá lách và dạ dày bị tổn thương có nhiều nguyên nhân, ví dụ như ăn quá nhiều, ăn uống không đúng bữa, tâm trạng kém khi ăn… Khi dạ dày của trẻ xuất hiện những tín hiệu xấu, cha mẹ cần khắc phục càng sớm càng tốt.

Bé dưới 3 tuổi có biểu hiện gì khi bị tổn thương dạ dày và lá lách

duoi-3-tuoi-3

– Dễ đổ mồ hôi đêm khi ngủ, dễ thức giấc và quấy khóc giữa đêm.

– Ăn không ngon, ăn ít, rất kén ăn.

– Nhu động dạ dày chậm, phân khô.

– Nóng lòng bàn tay, xuất hiện mồ hôi, sắc mặt vàng, nổi gân xanh trên mũi.

– Thể trạng yếu, không thích ăn thịt, lớn chậm hoặc gầy yếu.

– Lưỡi dày và nhờn, hôi miệng.

– Thể chất yếu, dễ ốm, hay bị cảm lạnh; tâm trạng thất thường.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh