Bé đi học và nỗi lo của cha mẹ

Đến một độ tuổi nào đó, các con sẽ được đưa đến trường học chữ. Cũng là môi trường để các con dần học cách làm người. Các con sẽ rời xa vòng tay bố mẹ vài tiếng đồng hồ mỗi ngày. Các con tiếp xúc với nhiều bạn mới, học được những con số, mặt chữ,… Lợi ích là thế nhưng đâu phải bé nào cũng ngoan ngoãn chịu đi học. Không ít trường hợp dỡ khóc dỡ cười của những gia đình trong “ngày đầu tiên đi học” của con. Có thể vì bé lạ lớp lạ cô lạ bạn bè. Có thể là bé nhút nhát,… Nhiều cha mẹ phải… đứng canh con học vì bé không chịu cho họ ra về.

Nhưng đó không phải là cách lâu dài và hiệu quả. Thực tế, nếu cha mẹ chăm sóc bé kỹ ở chế độ dinh dưỡng, bé sẽ tự tin đến trường và chăm ngoan học hành hơn. Hiệu quả việc học hành cũng sẽ được cải thiện.

Bé đến trường cần được ăn đủ theo chế độ dinh dưỡng hợp lí

Với việc học hành, bé không chỉ cần cơ thể to khỏe. Bé còn cần trí não tốt, đề kháng tốt. Có như vậy bé mới tiếp thu nhanh, mau hiểu bài và học hiệu quả hơn. Để có được điều này, chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Trẻ ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên vitamin, sắt, kẽm, đạm, bổ sung lợi khuẩn trong cam, bông cải, sữa chua… để tăng đề kháng, đủ sức tiếp thu bài vở.

Hướng dẫn lên chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho bé

Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng với đa dạng thực phẩm để “tiếp sức” cho hệ miễn dịch của bé. Các loại đậu cùng rau củ, trái cây dồi dào vitamin A, C, chất xơ (cam, chanh, quýt, bưởi, bông cải…); thịt giàu vitamin B6 như thịt gà, động vật có vỏ giàu kẽm (tôm, cua, vẹm…) là những “ứng cử viên” hàng đầu trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bữa ăn chính có khoảng 10-15 loại thực phẩm, trong đó khoảng 3-5 loại rau củ, 2-3 loại cung cấp chất đạm. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong khẩu phần cho bé gồm chất đạm cung cấp 13-20% tổng nhu cầu năng lượng, chất béo 20-30%, chất bột đường 55-65%.

Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa

Theo các nghiên cứu khoa học, phần lớn hệ miễn dịch nằm tại đường ruột. Để tăng cường đề kháng cần chăm sóc đường ruột khỏe mạnh. Một trong những cách tăng đề kháng là bổ sung lợi khuẩn. Điều này là để hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào cơ thể. Mẹ có thể lựa chọn sữa, sữa chua, phô mai,… Vì chúng mang đến nguồn lợi khuẩn cho cơ thể của bé.

Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu axit béo omga-3, vitamin B, sắt… có lợi cho trí não bộ hoạt động như cà rốt, đậu nành, trứng, bông cải xanh, thịt gà, thịt bò, cá hồi, hạnh nhân… Bố mẹ có thể “bỏ túi” thêm trợ thủ đắc lực cho bé khi đến trường hằng ngày giúp con tập trung tiếp thu bài hiệu quả và tích cực hơn trong hoạt động học tập.

Chế độ sinh hoạt tại trường hợp lí

Cân bằng giữa giờ học trong lớp và hoạt động ngoại khóa rất cần thiết với trẻ. Ngoài giờ học, bố mẹ có thể cùng trẻ xem phim, đọc sách, khuyến khích con thường xuyên tập thể dục, chơi các trò chơi vận động để cả nhà cùng rèn luyện sức khỏe. Trẻ cũng được thư giãn sau những giờ học căng thẳng tại trường.

dinh-duong-3

Thời gian biểu một ngày đa dạng hoạt động là thế. Để bé duy trì sự khỏe khoắn, năng động, mẹ có thể cùng con lên thời khóa biểu học tập, vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp. Thời gian vận động của các em 6-12 tuổi khoảng 120 phút mỗi ngày, trong đó, trẻ có thể chơi bộ môn thể thao khoảng 60 phút để nâng cao thể lực. Bé nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nhằm giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng, tràn đầy năng lượng.

Nguồn: vnexpress.net

Hồng Minh